Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 118 - 119)

sở, cấp huyện và ở những địa bàn mà tình hình tôn giáo luôn có những diễn biến phức tạp.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ theo phương châm:

- Mọi hoạt động của cán bộ đều phải được quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẻ. - Cấp ủy và tổ chức Đảng phải trực tiếp tiến hành quản lý, kiểm tra cán bộ.

- Tăng cường việc kiểm tra giám sát của cấp trên đối với cấp dưới và ngược lại, của quần chúng nhân dân đối với cán bộ.

- Trong quá trình kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, cụ thể mục đích của công tác kiểm tra là phát hiện và uốn nắm những sai phạm thiếu sót của cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về tôn giáo giáo

Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng. GDP bình quân đầu người trong tỉnh tăng khá cao, nhất là từ khi có cơ chế mở cho khu kinh tế Dung Quất và Dự án nhà máy lọc Dầu số 1 triển khai, hoạt động. Tỷ lệ thu hút FDI đã liên tục tăng cao so với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Do nguồn thu ngân sách tăng nên cơ sở vật chất của các cơ quan, ban, ngành tromg toàn tỉnh cũng được quan tâm đầu tư, trong đó có cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, cần tiếp tục quan tâm đổi mới trang thiết bị nghiệp vụ, phương tiện, vật chất, có kế hoạch cung cấp trang thiết bị hiện đại, phương tiện nghiệp vụ tiên tiến cho bộ tham mưu làm công tác tôn giáo, nhằm phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh cần sớm xây dựng đề án chương trình quản lý thông tin, để cơ sở đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật đồng bộ cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo trên toàn tỉnh nhằm khắc phục những hạn chế trong thu thập thông tin.

Gắn liền với đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cần đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước tôn giáo. Trước đây Ban tôn giáo tỉnh là cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, nguồn kinh phí thuộc một đầu mối, hiện nay đã trực thuộc Sở Nội vụ, mặc dù Ban tôn giáo trong quá trình sát nhập vẫn được giữ nguyên hiện trạng có con dấu riêng, tài khoản riêng, nhưng nguồn kinh phí phải thông qua

cơ quan chủ quản, và được tính theo hạn mức biên chế, điều này đã làm hạn chế công tác tôn giáo, nếu căn cứ vào hạn chế mức định biên để phân bổ ngân sách thì cơ quan chuyên môn sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì như đã phân tích ở trên thì hầu hết cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp huyện và cơ sở ở tỉnh Quảng Ngãi là cán bộ kiêm nhiệm, mặc khác để quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đạt hiệu quả cao thì việc bám sát cơ sở, tranh thủ chức sắc, nhà tu hành và xây dựng lực lượng cơ sở nòng cốt trong các tổ chức tôn giáo là tất yếu. Song kinh phí cho các hoạt động này rất khó công khai vì nếu như công khai sẽ đồng nghĩa với việc làm lộ bí mật công tác. Chế độ phụ cấp đối với cán bộ kiêm nhiệm công tác tôn giáo và cán bộ cấp xã ở những địa bàn có các tôn giáo hoạt động sôi động vẫn chưa được ban hành. Chưa có chính sách khuyến khích những người được đào tạo cơ bản về tôn giáo đến công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

Những khó khăn trên đã gây hạn chế rất lớn tới chất lượng của hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo. Vì vậy, việc cấp kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo cần phải được tính toán trên cơ sở đặc thù của lĩnh vực công tác này. Ngoài kinh phí thường xuyên cần có một khoản kinh phí đặc thù theo khối lượng công việc hàng năm và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, cần ban hành chế độ phụ cấp một cách rõ ràng đối với cán bộ kiêm nhiệm và cán bộ làm công tác tôn giáo ở những vùng trọng điểm về tôn giáo, ban hành chính sách khuyến khích nhân tài trong lĩnh vực tôn giáo để thu hút nhân tài về nhận công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo trong tỉnh. Do đó, trong thời gian đến ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo sở tài chính, sở Nội vụ và các ban ngành liên quan phối hợp xây dựng nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo theo tính chất đặc thù của địa phương và công việc, đảm bảo tạo mọi điều kiện thuận lợi trong khả năng của tỉnh cho hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trong tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 118 - 119)