Đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 33 - 35)

Để tiếp cận một cách sâu sắc hơn khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo thì không chỉ dừng loại ở việc nghiên cứu nó trên bình diện pháp chế nói chung mà cần phải tìm hiểu những đặc điểm riêng của nó. Những đặc điểm này thể hiện cụ thể, phong phú sắc thái này của hành vi pháp lý, của các loại chủ thể phát sinh khi tham gia các quan hệ xã hội về tín ngưỡng, tôn giáo, những đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo bao gồm:

Một là, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với

hoạt động tôn giáo được qui định bởi các qui phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Để đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới, tiếp tục phát huy lòng yêu nước và động viên mọi tiềm năng, trí tuệ của đồng bào có đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Nhà nước đã ban hành các qui phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh torng lĩnh vực này.

Thực hiện các quan điểm trên, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đã qui định: đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của tín đồ, Nhà tu hành, chức sắc; tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo; tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; các hoạt động quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; qui định chức năng nhiệm vụ,

quyền hạn của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo, bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo…

Nội dung chính của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo qui định pháp chế trong lĩnh vực này là cơ sở để đối chiếu đánh giá thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo trong thực tiễn.

Hai là, Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn

giáo được thực hiện ở hành vi pháp lý, phù hợp với qui định của pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật này.

Pháp luật là hiện tượng pháp lý ở trạng thái “tĩnh” còn pháp chế là đời sống pháp luật ở trạng thái ‘động”. Trạng thái động hay còn gọi là pháp luật hành vi. Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này.

Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể phù hợp với qui định của pháp luật đó là pháp chế.

Pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo điều chỉnh các quan hệ xã hội sau:

Nhóm các quan hệ pháp luật qui định đối tượng, phạm vi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhóm các quan hệ qui định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhóm các quan hệ này qui định về tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo; tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc.

Nhóm các qui phạm qui định về việc xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo.

Trong tất cả các quan hệ trên các chủ thể khi tham gia đều phải nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ đúng pháp luật.

Ba là, Pháp chế xã hội chủ nghĩa là phương pháp ngăn ngừa và xử lý những hành

vi vi phạm pháp luật về tìn ngưỡng, tôn giáo.

Các hành vi vi phạm pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo thường tập trung vào những hoạt động sau:

Vi phạm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập thống nhất đất nước.

Vi phạm khi lợi dụng tôn giáo để kích động bạo hành hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật trái với chính sách của Nhà nước.

Vi phạm trong việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ nhân dân, cha rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan.

Bảo đảm cho pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện một cách nghiêm minh, thiết lập pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực này là biện pháp phòng ngừa hành vi vi phạm tốt nhất.

1.2.3. Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 33 - 35)