quản lý nhà nước về tôn giáo
Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp cho phù hợp với tình hình nhà nước ở địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Uỷ ban nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước các cấp lập ra vì vậy chúng được xác định là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước lên mọi lĩnh vực trong phạm vi địa giới hành chính nhât định, trong đó có lĩnh vực hoạt động tôn giáo.Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ hoạt động của uỷ ban nhân dân các cấp phải thường xuyên, liên tục đặc biệt là phải sát cơ sở, thường xuyển nắm chắc tình hình công tác tôn giáo ở cơ sơ và những diễn biến trong hoạt động của các tôn giáo. Cần phải có sự phân công, phân cấp quản lý rõ ràng theo quy định của pháp luật, có chương trình kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn, thường xuyên tăng cwngf bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật về tôn giáo, thông tin về tình hình hoạt động của các tôn giáo để các uỷ viên uỷ ban nắm chắc và thực hiện có hiệu quả trên cương vị công tác của mình.
Đối với cơ quan chuyên trách, thời gian qua đã có sự sắp xếp mới theo hướng tinh gọn. Thực hiện nghị định số 08/NĐ-CP ngày 08/8/2007 về việc chuyển ban thi đua-khen thưởng Trung ương Ban tôn giáo Chính phủ, Ban cơ yếu Chính phủ và Bộ nội vụ, Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/200/ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thành phố tỉnh và thng tư số 04 ngày 04/06/2008 của Bộ trưởng Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở nội vụ, phòng nội vụ, thuộc uỷ ban nhân dân huyện cấp tỉnh, huyện bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay đã có nhiều đổi mới, cái cách, phòng dân tộc –tôn giáo ở 06 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi nơi các hoạt động tôn giáo và vấn đề truyền đạt trái phép đang diễn sôi động . không còn nữa, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nhưng chuyển sang phòng Nội vụ, nhưng vẫn chưa bố trí được biên chế làm tôn giáo chuyên trách ở phòng nội vụ. Vì vậy:
Cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện tổ chức bộ máy có quan chuyên trách về tôn giáo cấp huyện theo hướng :Bố trí từ 1 đến 2 nhân viên biên chế chuyên trách tôn giáo và một lãnh đạo cấp phòng (phó trưởng phòng), phụ trách mảng công tác này, ở các huyện miền núi số cán bộ chuyên trách tôn giáo có thể tăng lên tuỳ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu của nhiệm vụ. Chú trọng việc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở các xã trọng điểm có nhiều tôn giáo và tình hình tôn giáo phức tạp.
Xác định rõ nhu cầu biên chế và cơ cấu tổ chức cơ quan tham mưu ở từng địa phương, cơ sở để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiếp tục đổi mới kiện toàn cơ quan tham mưu về công tác cán bộ chú trọng công tác dự báo chiến lược, tập trung nghiên cứu và đề xuất kịp thời một số giải pháp và hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ,