Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 35 - 37)

Với nội dung và đặc điểm của mình, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo có nhiều vai trò trong đời sống Nhà nước, đời sống xã hội, trong đó có những vai trò cơ bản đó là:

Một là, pháp chế xã hội chủ nghĩa là phương thức quản lý Nhà nước đối với lĩnh

vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Tín ngưỡng, tôn giáo là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Nhà nước phải đánh giá đầy đủ nhu cầu quản lý và tổ chức quản lý tốt lĩnh vực này, nếu ý thức của người dân thể hiện rõ nét trạng thái của pháp chế thì yếu tố quản lý Nhà nước là yếu tố quan trọng đầu tiên của pháp chế. Điều này thể hiện sự đồng điệu giữa hoạt động nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở hoạt động xây dựng thực hiện và xừ lý vi phạm pháp luật. Ba mặt này thể hiện nội dung của pháp chế đồng thời là phương thức của quản lý Nhà nước.

Hai là, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với

hoạt động tôn giáo là phương thức vừa bảo vệ, bảo đảm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bằng pháp luật- từ đó pháp chế xã hội chủ nghĩa được hình thành. Pháp chế là phương thức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, đó là tạo ra được trật tự pháp luật ổn định trên cơ sở sự điều chỉnh có hiệu quả của các qui phạm pháp luật, mà ở đó các chủ thể tuân thủ đúng, nghiêm minh pháp luật Nhà nước.Lợi ích đất nước là an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, từ đó uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Pháp chế còn là phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo là phương thức đặc trưng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật của tín độ, chức sắc và nhà tu hành.

Ba là, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với

hoạt động tôn giáo là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội - xã hội chủ nghĩa.

Pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này, pháp chế trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là sự tuân thủ và chấp hành nghiêm minh pháp luật tín ngưỡng tôn giáo của các chủ thể, trong đó quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là hoạt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng qui định của pháp luật nhằm đảm bảo sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ, đồng thời phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo và tín đồ hoạt động tôn giáo, đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh chống lại sự lợi dụng tôn giáo, chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo phục vụ cho ý đồ riêng của mình thực chất đã phá hoại tôn giáo, xúc phạm những giá trị chân chính, thiêng liêng của tôn giáo. Như vậy pháp chế vừa đảm bảo cho hoạt động tôn giáo diễn ra thuận lợi đáp ứng nhu cầu lợi ích của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, bảo vệ lợi ích chính đáng của họ theo qui định của pháp luật vừa tạo sự ổn định xã hội là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội - xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với

hoạt động tôn giáo phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, thời kỳ phát triển mới đã và đang mở ra đối với Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đồng bào tôn giáo và giáo hội các tôn giáo ổ nước ta khẳng định lập trường đi theo định hướng phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thể hiện ở việc nghiêm túc thực hiện chính sách định hướng lớn của Nhà nước thực hiện đúng qui định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Vì thế mối quan hệ giữa tôn giáo với Nhà nước có sự đồng thuận cao, đó là Nhà nước thông qua pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và được bảo đảm bằng mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống chính trị. Từ đó khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo được mở rộng và tăng cường; các tôn giáo được hoạt động tự do theo quy định pháp luật, tín đồ tôn giáo phấn đấu sống “Tốt đời, đẹp đạo”. Xây dựng quê hương đất nước, giàu mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

1.3. CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 35 - 37)