Quảng Ngãi là một tỉnh đa dạng về dân tộc và tôn giáo hiện có các tôn giáo sau:
2.1.2.1. Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo lớn tồn tại lâu đời sơ Việt Nam. Trong số các dân cư di cư vào khai khẩu ở vùng đất Quảng Ngãi từ thế kỷ XV, XVI có không ít người là đệ tử hay tín đồ của phật giáo. Trong điều kiện vùng đất mới khai phá, các tín đồ đạo phật chưa có nơi thờ tự mà chỉ dựng những am nhỏ, hay tu tại gia là chủ yếu. Cổ nhất và có tiếng nhất trong tỉnh Quảng Ngãi là các chùa Diệu Giác (ở huyện Bình sơn) và thiên Ấn (Huyện Sơn Tịnh). Bên cạnh đó còn có chùa Phổ tế (Huyện Tư Nghĩa), chùa Long Hưng (Huyện Bình sơn cũng là những hcùa lập sớm và có các sắc tứ của các Chúa Nguyễn.
Giáo lý của phật giáo răn con người làm điều thiện, làm điều lành tránh điều dữ, bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, chủ trương diệt dục… gần gũi với tín ngưỡng, văn hóa truyền thống của người Việt. Phật giáo ở Việt Nam có những giao hòa với Khổng giáo và Lão giáo. Đồng thời cũng không hoàn toàn “thoát tục”. Khi đất nước hay khi đạo pháp bị xâm phạm lâm nguy, các tăng ni phật tử cũng có thể nhập thế, tham gia công cuộc cứu nước, chống kẻ xâm lăng, bảo vệ đạo pháp.
Từ thời kỳ Pháp thuộc, Giới phật tử ở Quảng Ngãi thành lập Chi hội phật giáo cứu quốc. Lực lượng này cũng đã góp phần cùng với nhân dân Quảng Ngãi giành chính quyền thắng lợi trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến (1946) ở các tỉnh Liên khu V từ Quảng Nam đến Phú Yên là hậu phương của cuộc kháng chiến chống Pháp. Phật giáo Liên khu V đã thành lập tổ chức “Phật giáo liên khu V” ở Quảng Ngãi.
Cuối năm 1951 tại huyện Sơn Tịnh, giới Phật tử yêu nước Quảng Ngãi đã mở Đại hội bầu Ban trị sự Chi hội Phật giáo liên lạc Quảng Ngãi. Trụ sở được đặt tại chùa Hội Phước, đến 30/8/1954 thì sáp nhập vào Tổng hội Tăng già Trung Việt. Cùng thời gian này, lực lượng cư sĩ phạt giáo Quảng Ngãi vận động thành lập Hội Phật học.
Từ năm 1954 chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên ở Miền Nam đã tiến hành đàn áp khốc liệt Phật giáo, như hạ cờ Phật giáo trong ngày lễ Phật Đản năm 1963, ra lệnh cho quân đội, cảnh sát tàn sát các tín đồ, hủy bỏ Hiến chương Phật giáo… do đó tín đồ phật giáo ở Việt Nam chuyển sang giai đoạn đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo, chống đàn áp Phật giáo, phát động phong trào yêu nước chống đế quốc xâm lược và tay sai để giữ gìn đạo pháp và khẳng định vai trò của giới phật tử trước vận mệnh dân tộc bằng các hình thức biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu, tại Quảng Ngãi phong trào đấu tranh của các bật cao tăng tín đồ phật tử diễn ra liên tục. Từ tháng 5 đến 11/ 1963 đã có các cuộc biểu tình chống chính quyền Sài gòn, chống bắt lính trong các giới phật tử.
Những năm 1966-1967 phong trào đấu tranh của Phật giáo Quảng Ngãi tiếp tục dân cao và bị chính quyền Nguyễn Văn thiệu đàn áp khốc liệt. Lúc 5giờ sáng ngày 31/10/1967 Đại Đức Thích Hạnh Đức tự thiêu tại chùa tỉnh hội để phản đối. Đám tang Tử Vì Đạo của Thích Hạnh Đức trở thành cuộc biểu dương lớn nhất của tín đồ Phật giáo phải kéo dài từ chùa Tỉnh hội đến chùa Thiên Ấn. Trong ngày Phật đản năm 1969 có gần 20.000 phật tử
Quảng Ngãi xuống đường biểu tình cầu nguyện hòa bình, chống bắt lính. Từ năm 1970- 1973 các học sinh Phật tử như Trường Bồ Đề, Trường Trần Quốc Tuấn… và đồng bào phật tử liên tục xuống đường đòi Mỹ rút quân, kêu gọi tẩy chay bầu cử Tổng thống Thiệu. Sau hiệp định Pari được ký kết lực lượng hòa giải dân tộc của Phật giáo Quảng Ngãi là một tổ chức liên minh nằm trong lực lượng các nhân sĩ, trí thức, giáo chức. Từ năm 1975 đất nước độc lập thống nhất đã tạo cho Phật giáo thống nhất các hệ phái. Năm 1981 các hệ phái phật giáo trong cả nước đã tổ chức Đại hội thống nhất là một và lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” đại hội đã thông qua Hiến chương, chương trình hành động và bầu ra các cơ quan lãnh đạo
Tính đến tháng 6 năm 2009 phật giáo ở Quảng Ngãi có 197.881 tín đồ, 212 chức sắc, chức việc, 225 chùa, tịnh xá và một trường trung cấp phật học.