Thực trạng của phápluật tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 57 - 61)

Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn gióa là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tôn giáo. Các Nghị quyết chỉ thị của Đảng về công tác tôn giáo gần đây đều nhấn mạnh đến vai trò của lĩnh vực công tác này. Nghị quyết số 25 ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo xác định một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo là phải “Tăng cường quản lý Nhà nước về

tôn giáo”. Trong báo cáo chính trị tại đại hội X của Đảng, phần tôn giáo được đề cập

trong mục X: Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong đó khẳng định

Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo… Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo vệ … đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dung tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân [16, tr.122 – 123].

Ngay từ khi thành lập nước, hiểu rõ vai trò quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có các hoạt động tôn giáo bằng pháp luật. Hồ Chủ Tịch đã trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo hiến pháp – Bộ khung pháp lý của quản lý Nhà nước, trong đó có những quy định mang bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp trình bày những quy định liên quan đến quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo nhằm tạo ra tính thống nhất của cộng đồng các dân tộc, các tôn giáo trong một quốc gia trên cơ sở bình đẳng và bác ái.

Ở Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng và hoàn thiện dần do sự phát triển chung của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… Kể từ năm 1990 và nhất là sau đại hội IX đến nay công tác tôn giáo được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ ở nước ta lại có hệ thống văn hóa đầy đủ về lĩnh vực tôn giáo như ngày nay, đó là pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo băm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Sau khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua ngày 18/6/2004, Ban tôn giáo Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan soạn thảo Nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh trình Chính phủ. Ngày 01/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Trong quá trình thực hiện pháp lệnh và Nghị định xuất hiện một số vấn đề pháp lý cụ thể như:

Một là, một số nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh và Nghị định.

- Về việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn khi xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý và tham mưu, có địa phương giao Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, có địa phương giao Ban tôn giáo – Sở Nội vụ. Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chỉ quy định về quản lý đối với các lễ hội tín ngưỡng, không quy định cụ thể về thẩm quyền quản lý đối với các cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tại các cơ sở này.

- Đối với việc thành lập, chia, tích, sáp nhập hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở, pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chỉ quy định đối với tổ chức tôn giáo cơ sở là giáo xứ của Đạo Công giáo, chi hội của đạo tin lành. Thực tế còn các loại hình như giáo họ, giáo hạt thậm chí là dâu, giáp của đạo công giáo, hội nhánh của đạo tin lành có hoạt động và xin thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chưa được quy định.

- Đối với các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, pháp lệnh mới quy định việc thành lập, chưa có quy định về quản lý Nhà nước đối với các trường sau khi được thành lập hoặc đang hoạt động.

- Về việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Trong việc quản lý một số học sinh Việt Nam tự túc ra nước ngoài du học chuyên ngành về tôn giáo.

- Về việc quản lý con dấu của các tổ chức tôn giáo.

- Trong việc giải thích từ ngữ, chưa có quy định xác định thế nào là “chức việc” và vấn đề quản lý Nhà nước đối với đối tượng này.

- Về việc đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm, chưa có quy định đối với tổ chức tôn giáo không phải là tổ chức tôn giáo cơ sở. Ví dụ như Ban đại diện phật giáo cấp huyện, ban trị sự phật giáo cấp tỉnh…

- Trong việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, chưa có quy định trong việc chấp thuận hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, khi sửa đổi bổ sung sau đại hội.

- Trong các lễ hội tôn giáo, chưa có quy định việc treo cờ Tổ quốc và cờ tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo.

Hai là, còn có cách hiểu, vận dụng khác nhau đối với một số nội dung quy định

trong Pháp lệnh và Nghị định.

- Về vấn đề đăng ký hoạt động Dòng tu, việc triển khai còn gặp nhiều lúng túng, một số Dòng tu không đăng ký vì cho rằng đã hoạt động ổn định trước khi Pháp lệnh có hiệu lực theo khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

- Về việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử suy cử trong tôn giáo, có sự vận dụng khác nhau ở một số địa phương, có nơi yêu cầu tổ chức tôn giáo phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện, có nơi hướng dẫn ngược lại; có địa phương yêu cầu ứng nhân được phong chức, phong phẩm phải qua trường đào tạo của tôn giáo.

- Có sự mẫu thuẫn trong cách hiểu cụm từ “cơ sở tôn giáo” tại Điều 3 và Điều 27 của Pháp lệnh.

Ba là, một số quy định trong Pháp lệnh và Nghị định còn thiếu cụ thể nên trong

công tác quản lý còn lúng túng:

- Việc cho đăng ký, công nhận tổ chức tôn giáo hiện nay còn nhiều khó khăn khi chưa có cơ sở pháp lý để phân biệt giữa tín ngưỡng với tôn giáo và hoạt động mê tín, di đoạn; chưa rõ về số lượng tín đồ để được đăng ký, công nhận; chưa rõ quy trình cho đăng ký, quy trình công nhận, cụ thể là phải yêu cầu tổ chức tôn giáo cơ sở đăng ký hoạt động, xin công nhận tổ chức với từng địa phương nơi hoạt động sau đó tổ chức tôn giáo cấp toàn

đạo mới đăng ký hoạt động tôn giáo và xin công nhận về tổ chức cho tổ chức của mình hay ngược lại.

- Trong việc xem xét, cho phép chia, tách, tổ chức tôn giáo trực thuộc, hiện nay Nghị định mới chỉ quy định điều kiện cho chia, tách là “số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc đông, địa bàn hoạt động rộng khó quản lý…” mà không lượng hóa được số lượng tín đồ cũng như phạm vi địa bàn hoạt động.

- Trong việc hướng dẫn đăng ký dòng tu, hiện nay chưa có quy định cụ thể về quy trình đăng ký nên việc cho đăng ký dòng tu thực hiện rất chậm.

- Trong việc quản lý người vào tu, vấn đề đăng ký và quản lý hộ khẩu của người vào tu, trong đó có trường hợp đăng ký thường trú chưa được tháo gỡ vì Nghị định chưa quy định cụ thể.

- Về chủ thể chịu trách nhiệm trong việc xin phép thành lập, chia, tách, đăng ký người được phong chức, phong phẩm, pháp lệnh và Nghị định chưa quy định cụ thể là “tổ chức tôn giáo” cấp nào.

- Về vấn đề Hội đoàn tôn giáo, chưa có cơ sở xác định những Hội đoàn tôn giáo phải đăng ký hoặc không phải đăng ký khi hoạt động.

- Việc xác định thế nào là “lớp bồi dưỡng” những người chuyên hoạt động tôn giáo (đặc biệt là về thời gian) chưa được quy định cụ thể.

- Về việc quản lý chưc sắc, nhà tu hành ra nước ngoài đào tạo về tôn giáo, Điều 33 của Nghị định chưa quy định đối với đối tượng là tín đồ, vì trong Công giáo và Tin lành, tín đồ có thể được đào tạo để trở thành giáo sỹ.

- Về hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành tại các cơ sở thờ tự đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thiếu hướng dẫn cụ thể.

Bốn là, một số quy định trong Pháp lệnh và Nghị định chưa phù hợp với thực tiễn,

không có tính khả nghi hoặc đến nay không còn phù hợp với thực tiễn.

- Về việc đăng ký người được bầu cử, một số địa phương cho rằng khoản 2 Điều 16 Nghị định quy định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xét đăng ký các trường hợp được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử vào Ban hộ tự chùa của đạo phật, ban cai quản họ đạo của đạo Cao Đài… là không phù hợp

- Việc tổ chức Hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở theo quy định thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện là không phù hợp (khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn gióa)

- Trong việc cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, Nghị định 22 quy định hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh (điểm d khoản 2 Điều 29), đồng thời lại giao cho cơ quan này thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh (khoản 2 Điều 36) là không phù hợp.

- Đối với vấn đề quyên góp trong tôn giáo. Một số địa phương cho rằng quy định việc quyên góp chỉ cần thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tổ chức quyên góp theo Điều 28 của Pháp lệnh là không phù hợp, cần phải phân loại, nếu quyên góp để xây dựng cơ sở tôn giáo thì phải được sự chấp thuận của chính quyền để đảm bảo sức dân.

Ngoài ra, một số địa phương còn cho rằng trong quản lý hoạt động tôn giáo hiện nay vẫn thiếu các biện pháp chế tài, làm giảm hiệu lực trong việc thực thi Pháp lệnh và Nghị định.

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)