Chú trọng đào tạo, bồi dướng, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 114 - 118)

Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ phải mang tinh thần quán triệt nội dung nghị quyết hội nghị lần 3 ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”Nghị quýet hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành trung ương đảng (khoá VIII) về “Chiến lược cán bộ, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về “Một số vấn đề tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” Quyết định số 83/QĐ –TTG ngày 8-6- 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác tôn giáo và cán bộ công chức quản lý nhà nước về tôn giáo giai đoạn 2006-2010” và đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong thời gian tơi của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi cần phải quán triệt một cách sâu sắc những quan điểm có tính nguyên tắc của các nghị quyết trên đồng thời phải bám sát đề án đào tạo cán bộ công chức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 83/QĐ– TTg ngày 8 tháng 6 năm 2008, trên cơ sở đó tổ chức triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành phải xuất phát từ viêc quán

triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị số: 37-CT/TW ngày 02 tháng 7 năm 1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo. Xây dựng đội ngủ cán bộ, trên cơ sở giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Phải quán triệt quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ.

Hai là, xác định rõ mục tiêu của việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở cả ba cấp là tỉnh,

huyện và cơ sở: trên cơ sở chức năng nhiệm vụ theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ, bảo đảm đủ về số lượng, tăng về chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự kế thừa, chuyển tiếp các thế hệ cán bộ tới năm 2010 và 2020, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và chuẩn hóa cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Ba là, cần chú trọng và tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ

phục tình trạng hụt hẫng vừa thiếu vừa yếu của đội ngũ cán bộ. Phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác điều động và luân chuyển cán bộ, công tác quy hoạch và kế hoạch đào tạo. Có quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng và đề bạt cán bộ một cách khoa học, công tâm, khách quan và đảm bảo đúng quy trình.

Bốn là, chú trọng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ làm

công tác tôn giáo các cấp, ngành, đoàn thể theo Quyết định số 83/QĐ–TTg ngày 08/06/2008 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Đề án đào tạo, bỗi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và cán bộ công chức quản lý nhà nước về tôn giáo”. Đào tạo, bỗi dưỡng là nhân tố cốt lõi quyết định chất lượng cán bộ. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bỗi dưỡng đội ngũ cán bộ cần quán triệt phương châm lý luận gắng với thực tiễn học đi đôi với hành, đảm bảo hiệu quả và thiết thực.

Để thực hiện yêu cầu trên, Tỉnh ủy Quảng Ngãi phải tiếp tục rà soát xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ của tỉnh nói chung theo tinh thần Nghị quyết số 42 – NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặt biệt coi trọng đội ngũ cán bộ cơ sở. Trên cơ sở đó cần ban hành Nghị quyết về “nguồn nhân lực” và căn cứ vào Nghị quyết này chỉ đạo Ban tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, các ngành có liên quan, chính quyền các cấp xây dựng chương trình hành động phù hợp với tính chất nhiệm vụ của cơ quan tổ chức mình. Làm cơ sở cho việc đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ.

Cùng với công tác xây dựng quy hoạch, phải đổi mới nội dung chương trình phù hợp với thực tiễn tình hình tôn giáo ở tỉnh. Nội dung chương trình đào tạo bỗi dưỡng cần chú trọng vào đào tạo bỗi dương nghiệp vụ lãnh đạo quản lý gắn với cương vị chức trách của cán bộ. Chương trình đào tạo, bỗi dưỡng nên phân thành ba khối kiến thức: cơ bản, cơ sở; thực tiễn và nghiệp vụ xử lý tình huống. Công tác tôn giáo là một lĩnh vực rất khó và nhạy cảm, nên cần quan tâm hơn về nghiệp vụ và phương thức xử lý tình huống để tránh trong quá trình giải quyết vụ việc mắc phải những sơ hở sai lầm không đáng có, tạo cớ cho kẻ thù bịa đặt vu khống ta đàn áp tôn giáo. Cần mở rộng và đa dạnh hóa các loại hình đào tạo, chủ yếu tập trung vào hai loại hình là: đào tạo tập trung và tại chức. Đối với số cán bộ lớn tuổi, đương chức, công tác nhiều năm trước đây chưa có điều kiện đi học, hiện nay vẫn còn khả năng phát triển thì đào tạo theo hệ tại chức. Đối với cán bộ trẻ phải đào

tạo theo hệ chính quy tập trung. Đi đôi với việc đào tạo tại trường là đào tạo và rèn luyện trong thực tế, coi đào tạo trong thực tế là khâu bắt buộc trong chu trình đào tạo cán bộ, việc rèn luyện, thử thách trong thực tiễn phải là thực sự không được hình thức chiếu lệ, càng không được xem thời gian rèn luyện trong thực tiễn như thời gian tham quan.

Đối với hình thức bồi dưỡng tập trung ngắn hạn (từ 3 đến 5 ngày) cần mời các Ban tôn giáo Chính phủ triển khai, trong quá trình triển khai báo cáo các chuyên đề nên tập trung vào bổ túc kiến thức nghiệp vụ, kinh nghiệm xử lý tình huống, quán triệt nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước và những thông tin mới nhất để cho các bộ không bị lạc hậu về kiến thức, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ và cũng có quan điểm chính trị cho chính bản thân mình.

Trong thời gian tới cần có kế hoạch nâng cao trình độ học vấn và trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ chưa đạt đạt chuẩn ở 06 huyện miền núi, 01 huyện đảo và một số xã ở các huyện, thành phố khác trong tỉnh.

Đối với đội ngũ cán bộ chuyên ngành làm công tác tôn giáo cần tiếp tục đào tạo bỗi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ chính trị. Qua khảo sát cho thấy: trong năm qua tỉnh Quảng Ngãi rất ít quan tâm đến việc cử cán bộ theo học chuyên ngành tôn giáo. Trong thời gia đến cần phải quan tâm hơn trong việc cử cán bộ theo học chuyên ngành tôn giáo nhất là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Năm là, đảm bảo chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.

Độ ngũ cán bộ, làm công tác tôn giáo hiện nay có 03 đối tượng là: cán bộ chuyên trách, cán bộ là công chức nhà nước và cán bộ hợp đồng. Công tác tổ chức cán bộ và chính sách đối với các bộ làm công tác tôn giáo chưa được các cấp thực sự quan tâm, nhất là bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp huyện vừa thiếu lại vừa yếu, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm và thường xuyên bị thay đổi. Theo quy định hiện nay cán bộ kiêm nhiệm hợp đồng có thời hạn chế độ chính sách chưa được cụ thể lại thường xuyên bị thay đổi, do vậy chính sách đối với họ phụ thuộc vào tính linh hoạt của cơ quan tham mưu nên không phát huy được tính chủ động trong công việc, trí tuệ trong hoạt động của đội ngũ cán bộ này. Vì vậy cần phải có chính sách cụ thể đảm bảo cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo an tâm làm việc, tận tụy hết mình vì công vụ. Cụ thể trong thời gian đến phải xem xét tăng phụ cấp đối với cán bộ kiêm nhiệm,

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)