Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 53 - 55)

Trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng đồng các dân tộc Quảng Ngãi luôn lưu giữ, trao quyền di sản văn hóa truyền thống của các tộc người. Mỗi tộc người có những hình thức tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, trong đó chứa đựng những giá trị truyền thống của các tộc người, đồng thời cũng có ít nhiều tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong các hình thức tôn giáo cũng vậy.

Ở Quảng Ngãi trước ngày 24/3/1975, công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo thuộc chế độ cũ. Tuy nhiên trong thời kỳ này ở những vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến các tôn giáo tham gia phong trào yêu nước chống lại sự hà khắc của chế độ cũ diễn ra mạnh mẽ, với nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, điển hình như các phong trào sau:

Phật giáo: Ngay từ thời Pháp thuộc, trước năm 1945, theo lời kêu gọi của mặt trận

Việt Minh, giới đệ tử phật giáo đã thành lập Hội phật giáo cứu quốc, cùng khoảng thời gian này chi hội phật giáo cứu quốc ở Quảng Ngãi cũng được thành lập và tham gia cùng nhân dân toàn tỉnh giành chính quyền thắng lợi trong cách mạng tháng 8 năm 1945.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,Phật giáo Quảng Ngãi đa có những cống hiến to lớn góp phần cùng lực lương cách mạng giải phóng tỉnh nhà.

Từ sau tháng 4/1975, Phật giáo ở Quảng Ngãi tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước gắn bó trong khối đại đoàn kết dân tộc, tham gian nhiều hoạt động từ thiện xã hội, răn dạy tín đồ, phật tử làm điều thiện, tránh điều dữ, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Chính sách pháp luật của Nhà nước với phương châm “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”

Các tôn giáo khác: từ 30/4/1975 đến trước ngày ban hành pháp lệnh tín ngưỡng,

tôn giáo (18/6/2004), vẫn hoạt động bình thường. Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường, các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành được quan tâm tạo điều kiện để hành đạo và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, từng bước hòa nhập vào công cuộc tái thiết, xây dựng

đất nước sau chiến tranh và công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, các vấn đề về tài sản tôn giáo cũng được quan tâm giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng được hình thành và từng bước hoàn thiện.

Ngày 04/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban tôn giáo Chính phủ.

Ngày 11/4/1994, Ban tổ chức cán bộ Chỉnh phủ và Ban Tôn giáo Chỉnh phủ ban hành Thông tư Liên bộ số 01/TTLB hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quy trình thành lập ban tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo của Ban tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi trong thời kỳ này (trước khi có pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo): dựa trên cơ sở của các văn bản trên và Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo,cũng như các văn bản pháp luật liên quan

Trước khi có pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ thì ở Quảng Ngãi có khoảng 181.000 người theo các tôn gióa, chiếm 14% dân số toàn tỉnh, trong đó:

Công giáo: 7.000 tín đồ; Phật giáo: 160.121 tín đồ; Tin lành: 10.000 tín đồ; Cao Đài: 5.307 tín đồ; Bha’i: 100 tín đồ.

Ngoài các tôn giáo trên còn có 03 tà đạo là: Thanh Hải Vô Thượng Sư, Đạo Tâm Linh, Đại Đạo công nguyên thống nhất.

Nhìn chung, pháp chế trong quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với một hoạt động tôn giáo trong thời gian trước khi có pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã đạt được những kết quả quan trọng. Theo thời gian và mỗi tôn giáo có những phát sinh diễn biến phức tạp khác nhau; song toàn cục vẫn ổn định, đa số chức sắc tín đồ các tôn giáo đều hành đạo theo đúng đường hướng gắn bó với dân tộc, chấp hành pháp luật, ngày càng yên tâm tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đại đa số người có tín ngưỡng, tôn giáo đều an tâm, tin tưởng vào những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Các chế độ an sinh xã hội được tăng cường tạo

điều kiện chăm lo cho người nghèo. Trong đó có cả tín đồ của các tôn giáo; đời sống của nhân dân nói chung và của đồng bào có đạo ngày càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu LUẬN văn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi h (Trang 53 - 55)