Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Xử lý tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện học viện ngân hàng (Trang 121 - 123)

Đối với công tác XLTL, việc đào tạo cán bộ trở thành những “chuyên gia” vững về nghiệp vụ, chắc về chuyên môn luôn là ưu tiên trước nhất. Trong những năm qua, Trung tâm đã dành sự đầu tư lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của một thư viện hiện đại.

Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác XLTL của Trung tâm cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của Trung tâm.

- Quy mô đào tạo không chỉ giới hạn trong phạm vi cán bộ trực tiếp tham gia làm công tác xử lý mà phải mở rộng tới toàn thể cán bộ trong Trung tâm.

- Chương trình đào tạo phải phù hợp với từng loại đối tượng. Đối với cán bộ XLTL cần có chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu. Đối với cán bộ thư viện không tham gia trực tiếp cần có chương trình đào tạo mang tính tổng quan, đi sâu vào việc áp dụng triển khai các sản phẩm và dịch vụ phục vụ người dùng tin.

Trong thời gian tới, Trung tâm cần đa dạng hóa hình thức đào tạo để có thể phát huy được hiệu quả và chất lượng cũng như phù hợp với từng loại đối tượng tham gia như:

+ Đào tạo tại chỗ: Trung tâm có thể tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn, mời các chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực thông tin - thư viện trong nước và trên thế giới tham gia giảng dạy. Hoặc trong những điều kiện cụ thể, giảng viên sẽ do chính các cán bộ trực tiếp tham gia xử lý có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm tích lũy lâu năm của Trung tâm đảm nhiệm. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi, tọa đàm về chuyên môn nghiệp vụ cũng rất cần thiết đối với Trung tâm. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi xu hướng phát triển của các thư viện đang tiến tới việc liên thông, liên kết, chia sẻ tài nguyên thư viện thì việc tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ giải quyết được các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ của mỗi thư viện mà còn làm tăng khả năng giao lưu, liên kết, chia sẻ, khai thác nguồn tài nguyên thông tin giữa các thư viên giúp NDT có thể

113

tiếp cận tới nhiều nguồn thông tin có giá trị cũng như giảm bớt công sức, thời gian của cán bộ trong việc XLTL.

Bước đầu thực hiện, vào tháng 5/2014 Trung tâm đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Học viện Ngân hàng”. Tọa đàm đã thu hút được sự chú ý và tham gia của các cơ quan thông tin thư viện lớn như: Trung tâm Học liệu Thái Nguyên, Thư viện trường Đại học Ngoại thương, Thư viện trường Đại học Hà Nội,… Tiếp thu những kết quả của Tọa đàm, Trung tâm cần tiếp tục nghiên cứu cũng như triển khai tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm tiếp theo về các công tác chuyên môn nghiệp vụ khác, trong đó vấn đề tăng cường ứng dụng các chuẩn trong XLTL là một trong các nội dung đang được Trung tâm ưu tiên quan tâm, đề xuất tổ chức hội thảo trong thời gian tới.

+ Đào tạo bên ngoài: Cử cán bộ đi học, tập huấn, đào tạo các khóa ngắn hạn, dài hạn, tham gia các cuộc hội thảo, trao đổi nghiệp vụ do các trung tâm thông tin -

thư viện trong nước và nước ngoài tổ chức. Đây là hình thức đào tạo rất quan trọng, giúp cho cán bộ của Trung tâm có điều kiện tiếp cận kiến thức mới, công nghệ mới đã được áp dụng thực tế ở nhiều thư viện lớn trong và ngoài nước cũng như học hỏi các kinh nghiệm mà họ đã đúc kết được trong quá trình áp dụng. Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã cử 6 cán bộ tham gia chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đến nay đã có 3 cán bộ có bằng Thạc sỹ Thông tin - Thư viện. Trung tâm cũng đã cử nhiều cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo tại/ do các thư viện và trung tâm lớn tổ chức như Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Thông tin KH & CN Quốc gia, Liên Chi hội Thư viện trường đại học khu vực phía Bắc,… để học tập và trao đổi các kiến thức liên quan đến XLTL như phân loại với DDC23 ấn bản tiếng Việt, tạo lập đề mục chủ đề, chuẩn hóa công tác biên mục, tổ chức kho mở,…

Bên cạnh các chương trình đào tạo do Trung tâm tổ chức hoặc cử tham gia thì cán bộ XLTL cần xác định nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, từ đó chủ động tìm tòi, nghiên cứu hoặc đề xuất kế hoạch đào tạo chuyên môn với Ban Giám đốc.

114

Hiện nay, trước những yêu cầu về quản trị, khai thác, sử dụng tài liệu số, Trung tâm đã đề xuất bổ sung phần mềm thư viện số nhằm hướng tới xây dựng và tổ chức phục vụ nguồn tài nguyên số. Trên thực tế, Trung tâm đã xây dựng được một số bộ sưu tập số nhưng do chưa có phần mềm đủ tính năng để quản trị, khai thác nguồn tài nguyên này nên chưa thể tổ chức phục vụ NDT. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện quản trị tài nguyên số của Trung tâm, cán bộ XLTL cần phải chủ động tìm hiểu, lựa chọn chuẩn XLTL số để có thể thích ứng với những thay đổi, những đòi hỏi mới của công việc.

Một phần của tài liệu Xử lý tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện học viện ngân hàng (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)