Đặc điểm người dùng tin

Một phần của tài liệu Xử lý tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện học viện ngân hàng (Trang 45 - 47)

NDT là yếu tố cơ bản của hoạt động thông tin, vừa là khách hàng của các hoạt động dịch vụ thông tin, đồng thời, họ cũng là những người sản sinh ra những thông tin mới.

NDT của Trung tâm rất đa dạng và trình độ ở nhiều cấp khác nhau do đó nhu cầu tin của họ cũng đa dạng. Đối tượng NDT của Trung tâm chủ yếu là sinh viên gồm hệ đào tạo chính quy và theo học các chương trình đào tạo khác của Nhà trường như hệ Cao đẳng, liên thông, văn bằng hai; học viên cao học, nghiên cứu sinh... Ngoài ra, NDT của Trung tâm còn là các nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý.

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện trong giai đoạn hiện nay, có thể phân chia NDT tại Thư viện thành 4 nhóm chính: Nhóm cán bộ lãnh đạo và quản lý, Nhóm giảng viên và cán bộ nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học và Nhóm sinh viên. Các nhóm NDT của Thư viện có số lượng cụ thể như sau:

Nhóm ngƣời dùng tin Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Cán bộ lãnh đạo quản lý 139 0.78

Giảng viên và cán bộ nghiên cứu, phục vụ 721 4.03

Nghiên cứu sinh và học viên cao học 1.184 6.63

Nhóm sinh viên 15.824 88.56

Tổng 17.868 100

37

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu NDT của Trung tâm

Nhóm 1 - Cán bộ lãnh đạo và quản lý

Nhóm này bao gồm Ban giám đốc, Trưởng, Phó các Khoa, Phòng ban, Trung tâm, Tổ bộ môn, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Nhóm này tuy chiếm tỷ lệ không cao (0.78%) trong số NDT tại Học viện nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Học viện do đặc thù của cán bộ lãnh đạo, quản lý là đưa ra các quyết định, đặt ra mục tiêu, phương hướng, đường lối phát triển của nhà trường, của khoa, của bộ môn,…lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Trong nhóm này có thêm bộ phận nhóm NDT vừa là cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa là giảng viên kiêm nhiệm. Nhóm này gồm khoảng 29 cán bộ chiếm 3.4% tổng số cán bộ của Học viện.[13, tr.3]

Cường độ lao động của nhóm này rất cao. Do vậy, họ có rất ít thời gian khai thác tại thư viện mà chủ yếu là sử dụng các dịch vụ mượn tài liệu về nhà, đa phương tiện hoặc sao in tài liệu gốc.

Nhóm 2 - Giảng viên và cán bộ nghiên cứu

Nhóm này chiếm tỷ lệ không nhiều (4.03 %), tuy nhiên, đây là nhóm người có trình độ trên đại học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ cao. Họ vừa là chủ thể sáng tạo ra thông tin thông qua các bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu và các dự

38

án,… đồng thời vừa là NDT thường xuyên của Trung tâm. Vì tham gia giảng dạy nên họ phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy, nghiên cứu. Do vậy, nhóm NDT này luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện.

Nhóm 3 - Nghiên cứu sinh, học viên cao học

Với tỷ lệ 6.63% trong tổng số NDT của Trung tâm, đặc điểm của nhóm đối tượng này là sử dụng thư viện với cường độ cao, đặc biệt vào thời gian thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu, bảo vệ tốt nghiệp,…

Đây là những người đã tốt nghiệp đại học. Họ có kỹ năng sử dụng thư viện, biết cách khai thác hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ thông tin (SP & DV) phục vụ cho công việc nghiên cứu, học tập của mình. Tuy nhiên, do hầu hết trong số họ là cán bộ vừa đi học vừa đi làm nên thời gian dành cho thư viện còn hạn chế.

Nhóm 4 - Sinh viên

Trong tất cả các nhóm NDT thì nhóm NDT là sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất (88.56%). Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt việc chuyển đổi sang hình thức tín chỉ, sinh viên không còn học một cách thụ động như trước mà đã có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài. Lúc này, thư viện được xem như “giảng đường thứ 2”, nơi cung cấp tri thức của nhân loại thông qua hệ thống các SP & DV của mình. Chính vì vậy, sau giờ học, thư viện và phòng thí nghiệm là nơi sinh viên dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sử dụng.

Một phần của tài liệu Xử lý tài liệu tại trung tâm thông tin thư viện học viện ngân hàng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)