XỬ LÝ DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 81 - 82)

Để tiến hành thu thập dữ liệu điều tra các nghiên cứu định lượng, người nghiên cứu phải sử dụng nhiều loại thang đo lường khác nhau. Tuy nhiên do sự phức tạp của các hiện tượng kinh tế - xã hội nên việc lượng hóa các khái niệm nghiên cứu đòi hỏi phải có được thang đo mà ở đó được xây dựng công cụ và được kiểm tra độ tin cậy trước khi vận dụng. Vì vậy, trước khi tiến hành các hoạt động thống kê và phân tích, nghiên cứu sẽ thực hiện việc kiểm tra độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) của các thang đo đã được sử dụng trong

82 bảng hỏi. Tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS 18 để phân tích dữ liệu. Hoạt động xử lý và phân tích dữ liệu được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Làm sạch và mã hóa dữ liệu

Sau khi tiến hành cuộc khảo sát, những bảng hỏi thu thập được sẽ được làm sạch và nhập vào cơ sở dữ liệu. Những bảng trả lời không đầy đủ hoặc có lỗi trả lời sẽ bị loại bỏ đảm bảo dữ liệu sau khi làm sạch có độ tin cậy cao để đưa vào phân tích.

Bước 2: Phân tích hệ số tin cậy của các thang đo

Phương pháp phân tích hệ số tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo. Phương pháp này giúp loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy (có hệ số tương biến và tổng biến nhỏ hơn 0.4). Nếu hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7 thì được coi là đạt độ tin cậy (Hoàng Trọng, 2005). Các thang đo hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể được sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với người được phỏng vấn. Đối với đề tài nghiên cứu mang tính chất khám phá thì sẽ lấy chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6.

Bước 3: Phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Khi thực hiện kỹ thuật này, những biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại bỏ và chỉ giữ lại những hệ số có phương sai trích > 50%. Trong phân tích yếu tố khám phá, phương pháp Principal Axis Factoring với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1, và cho phép rút ra trọng số của các biến quan sát để tiến hành so sánh loại bỏ hay giữ lại trong nghiên cứu. Bước này giúp xác định số lượng các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ của CTCK. Thủ tục này có thể giúp hình thành nên các yếu tố mới dựa trên việc kết hợp và gộp các biến quan sát của các yếu tố được đưa vào phân tích.

Bước 4: Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

Mục tiêu của bước này là đánh giá chi tiết mức độ tác động của từng yếu tố, nhóm yếu tố tới năng lực cạnh tranh của CTCK. Mức độ ảnh hưởng thể hiện qua các con số trong phương trình hồi quy. Những yếu tố nào có hệ số beta lớn hơn sẽ có mức độ ảnh hưởng cao hơn. Những yếu tố có chỉ số beta âm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)