Cung cấp sản phẩm có chất lượng tới khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 116 - 117)

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực cung cấp của các CTCK thường có sự tương đồng khá rõ, vì vậy điểm nổi trội để tăng sức cạnh tranh cho các CTCK trong vịêc cung cấp sản phẩm chính là các sản phẩm có chất lượng, phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Một số công ty hàng đầu trong nước đã triển khai đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp để giảm sự lệ thuộc vào hoạt động kinh doanh môi giới đơn thuần và hướng đến những sản phẩm ngân hàng đầu tư lợi nhuận cao hơn. Ở phần tham khảo các thị trường khác, kinh nghiệm của thị trường Malaysia cho thấy một số công ty chứng khoán trong nước đã vận dụng chiến lược này và chiến lược này cũng được các công ty phương Tây sử dụng rất rộng rãi. Mô hình dịch vụ trọn gói tỏ ra rất hấp dẫn bởi các lợi ích như đa dạng hóa nguồn thu, mức lợi nhuận biên cao hơn, nâng cao uy tín và thương hiệu qua việc cung ứng các dịch vụ cấp cao như IPO and M&A, tăng cường khả năng nhận biết những công ty hấp dẫn trước khi IPO, có nhiều thời gian để xây dựng và củng cố quan hệ khách hàng. Các dịch vụ tư vấn khác bao gồm tư vấn về phát hành riêng lẻ (private placement) và định giá. Tuy nhiên, mô hình dịch vụ trọn gói này cũng có rủi ro: đòi hỏi về chất lượng dịch vụ và trình độ chuyên môn khắt khe nên phải đầu tư nhân lực (cơ sở chi phí sẽ tăng vì những nhân viên giỏi có kinh nghiệm làm việc cho ngân hàng đầu tư sẽ yêu cầu lương cao) và đảm bảo đủ vốn cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Rủi ro cũng phụ thuộc vào mức độ nhận thức của lãnh đạo cấp cao về các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và những rủi ro đi kèm. Mô hình ngân hàng đầu tư trên thực tế sẽ chưa phải là giải pháp ngay lập tức cho tất cả các công ty chứng khoán trong nước. Cần lưu ý rằng cho vay đầu tư chứng khoán hay cho vay ký quỹ (margin lending) đã trở nên phổ biến đối với các công ty trong nước trong năm 2010 với ý nghĩa làmnguồn thu hấp dẫn để bù đắp suy giảm doanh thu. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này đi kèm rủi ro tín dụng có thể gây tổn thất nếu không được đánh giá cẩn trọng.

Một chiến lược khác có thể vận dụng là chuyên về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (small and medium enterprises - SME) có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai. Đây

117 là các doanh nghiệp mà một số nhà đầu tư cá nhân trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu về cổ phiếu tăng trưởng muốn đầu tư vào. Đây cũng là lĩnh vực mà các công ty chứng khoán nước ngoài gặp phải khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của đối tác trong nước. Vì thế, doanh nghiệp SME là lĩnh vực mà một số công ty chứng khoán trong nước có thể chuyên môn hóa và trong một số trường hợp có thể cộng tác với công ty chứng khoán nước ngoài để tư vấn cho SME về những kỹ năng thông lệ thực hành tốt trong việc phân tích quản lý kinh doanh và rủi ro hay giới thiệu nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới thông qua đối tác nước ngoài.

Công ty trong nước cũng cần nhắm đến mục tiêu xây dựng cơ sở khách hàng cân bằng vì một số nhóm khách hàng có xu hướng chuyển dịch nhiều hơn các nhóm khách hàng khác. Chẳng hạn nếu công ty hiện tại chủ yếu phục vụ khách hàng là nhà đầu tư cá nhân thì cần xem xét khả năng thu hút khách hàng là các nhà đầu tư tổ chức để đạt được mức độ ổn định cao hơn về cơ sở khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)