Tiềm lực vốn trí tuệ của CTCK

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 46)

44 bất kỳ công ty nào là vai trò của những người lãnh đạo công ty, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ hoạt động của công ty. Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong hoạt động của CTCK có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động CTCK. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để công ty có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn.

Một CTCK có đội ngũ lãnh đạo giỏi về chuyên môn, có năng lực, trình độ quản lý chắc chắn sẽ đem lại thành công cho công ty và ngược lại. Với đội ngũ lãnh đạo giỏi sẽ biết cách bố trí tổ chức một cách khoa học, sử dụng đúng người đúng việc, biết khơi dậy tính sáng tạo, tự chủ trong công việc của từng thành viên, biết đoàn kết họ thành một khối thống nhất. Có như vậy các hoạt động trong công ty mới diễn ra suôn sẻ và có điều kiện phát triển.

Thông thường đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một CTCK, người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà công ty xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của công ty.

Một số tiêu chí thể hiện năng lực vốn trí tuệ của CTCK là:

2.3.2.2.1. Bộ máy của CTCK được tổ chức hợp lý:

Hệ thống cơ cấu tổ chức của CTCK thường được chia theo chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty. Thông thường, cơ cấu tổ chức điển hình của một CTCK bao gồm hai bộ phận lớn là khối kinh doanh và khối hỗ trợ, trong khối kinh doanh thường được chia theo các mảng dịch vụ chính là môi giới chứng khoán, ngân hàng đầu tư hay tư vấn tài chính doanh nghiệp. Đối với những CTCK lớn, nơi các bộ phận thường được chuyên môn hoá cao và nâng cấp về mặt quy mô, thì các CTCK thường phát triển thêm một số bộ phận chính khác như quản lý quỹ, trung tâm phân tích… Dựa trên xu thế hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân, các CTCK nên xây dựng hệ thống tổ chức cơ cấu gọn nhẹ, ít cấp bậc nhưng các đơn vị thường được phân chia rõ ràng, ít chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ chức năng. Đồng thời các CTCK cần phải đảm bảo rằng cơ cấu tổ chức của mình có tính linh hoạt cao, dễ thay đổi khi thị trường thay đổi hoặc biến động.

Đối với các CTCK, phương pháp quản trị doanh nghiệp luôn là một vấn đề thiết yếu và đòi hỏi phải đạt được những chuẩn mực ở mức cao do đặc tính phức tạp cả về hàng hoá lẫn cách thức kinh doanh. Phương pháp quản trị nội bộ của các CTCK cũng giống như các doanh nghiệp khác thường tập trung vào biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế. Các biện pháp hành chính là các biện pháp quản trị dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp, bao gồm các quy định, quy chế cụ thể về các hoạt động trong công ty. Các biện pháp về hành chính chỉ có hiệu quả cao khi nó được dựa trên các căn cứ khoa học thực tế, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Tập hợp đủ thông tin, tính toán đầy đủ đến các lợi ích và các khía cạnh có liên quan là bảo đảm cho các biện pháp hành chính có căn cứ khoa học, từ đó nâng cao hiệu quả của các biện pháp này, giúp CTCK đảm bảo và phát triển được năng lực cạnh tranh của bản thân.

45

2.3.2.2.2. Đội ngũ nhân viên của CTCK có trình độ

Trong một công ty kinh doanh dịch vụ tài chính như CTCK thì yếu tố con người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ. Đội ngũ nhân viên của công ty chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng những cảm nhận về công ty và sản phẩm dịch vụ của công ty, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với CTCK. Đó chính là những đòi hỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên của CTCK, từ đó giúp công ty chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các CTCK phải được xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.

Về số lượng lao động:

Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các CTCK nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng. Tuy nhiên, cũng cần so sánh yếu tố này trong mối tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của người lao động trong CTCK.

Về chất lượng lao động:

Có thể nhận thấy đây là một trong những nội dung quan trọng đánh giá năng lực nguồn nhân lực của CTCK. Tại CTCK có 02 mảng hoạt động quan trọng là khối kinh doanh làm việc trực tiếp với khách hàng để mang lại doanh thu cho chính các mảng nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, và mảng hỗ trợ để thực hiện hoàn tất các yêu cầu từ hoạt động kinh doanh của CTCK. Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh của CTCK thể hiện qua các tiêu chí:

Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề,... Tiêu chí này khá quan trọng, là điều kiện cần trong hiệu quả kinh doanh của CTCK vì nó là nền tảng thể hiện khả năng của người lao động trong công ty có thể học hỏi, nắm bắt công việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ.

Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ mà CTCK cung cấp cho khách hàng. CTCK cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận hành hiệu quả và một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả năng tư vấn cho khách hàng sử dụng mọi sản phẩm dịch vụ của CTCK cũng như để tạo được lòng tin với khách hàng và ấn tượng tốt về công ty. Đây là những yếu tố then chốt giúp CTCK cạnh tranh giành khách hàng.

2.3.2.2.3. Chính sách thu hút nhân tài được CTCK quan tâm:

Các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc để thu hút và giữ chân người lao động có năng lực: thị trường tài chính càng phát triển thì cơ hội cho những chuyên viên tài chính càng nhiều. Vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong CTCK, các CTCK không

46 chỉ cạnh tranh nhau về sản phẩm mà còn phải cạnh tranh nhau cả về “chất xám”, những người tạo ra sản phẩm và đưa sản phẩm của CTCK đến với khách hàng. Các chính sách này thể hiện qua: cơ chế đào tạo, chế độ lương thưởng, các phúc lợi mà người lao động được hưởng, các cơ chế khuyến khích sự thăng tiến, các chính sách hỗ trợ nghiệp vụ cho người lao động,...

Trong bất kỳ hoạt động nào của CTCK cũng đều cần tới một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng và trong lĩnh vực ngân hàng tài chính nói chung. Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một CTCK. Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng năng lực cạnh tranh của CTCK trong tương lai. Có một đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp CTCK hoạt động ổn định và bền vững. Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về số lượng và đầy về chất lượng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của các CTCK.

2.3.2.2.4. CTCK thường đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, thị trường:

Sự đổi mới không ngừng của các sản phẩm trên TTCK đòi hỏi hàm lượng chất xám của đội ngũ nhân viên của CTCK không ngừng được nâng cao, đặc biệt là hàm lượng chất xám trong hoạt động tư vấn chứng khoán. Hàm lượng tri thức của nhân viên trong các CTCK chính là yếu tố quan trọng giúp các CTCK có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng từ đó phát triển các hoạt động của mình. Với đặc thù trong kinh doanh chứng khoán là cung cấp các dịch vụ vô hình, dịch vụ này chỉ có thể nói đạt chất lượng khi khách hàng cảm nhận được rõ ràng về kết quả mà CTCK mang lại cho họ. Các hoạt động của một CTCK đều đòi hỏi khả năng phân tích rất cao của các nhân viên hành nghề để ra được các quyết định đầu tư đúng đắn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 46)