Chỉ tiêu an toàn tài chính tại các CTCK năm 2013

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 67 - 68)

Thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính đã đặt nền móng đầu tiên cho một hệ thống cảnh báo sớm, nâng cao khả năng

68 phòng vệ tài chính cho các tổ chức tài chính trung gian, trong đó có các CTCK. Thông tư 226 đã giúp các CTCK nhìn nhận được sức khoẻ tài chính của mình, thúc đẩy công ty tự tái cấu trúc, nâng cao năng lực tài chính như tăng vốn, cơ cấu lại tài sản có rủi ro cao, giảm nghiệp vụ kinh doanh để đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính. Đồng thời, Thông tư 226 cũng là cơ sở quan trọng giúp cơ quan quản lý trong việc xác định các CTCK trong diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, từ đó tập trung nguồn lực xử lý những công ty yếu kém, đảm bảo hoạt động của khối doanh nghiệp này được an toàn, lành mạnh.

Biểu 3.7: Tỷ lệ vốn khả dụng của các CTCK năm 2013

Đơn vị: %

Nguồn: BCTC các CTCK

Hầu hết các CTCK đều có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%, tức là mức an toàn rất cao, không thuộc diện phải báo cáo, theo dõi hay kiểm soát đặc biệt nào. Chỉ ORS thì tỷ lệ này ở mức hơn 179%, tức là cũng nằm trong mức an toàn. So với nhóm các CTCK khác thì hầu hết các CTCK đều có tình hình tài chính lành mạnh bởi các CTCK này đã được phân tích đánh giá chi tiết trong quá trình thẩm định trước khi niêm yết, cũng như phải tuân thủ chặt chẽ cơ chế báo cáo, quản lý đối với các doanh nghiệp niêm yết.

Số liệu cho thấy các CTCK hàng đầu luôn có cơ chế quản trị tài chính tốt, đảm bảo hầu như các yêu cầu khắt khe nhất của thị trường cũng như cơ quan quản lý quy định. Việc đảm bảo Tỷ lệ vốn khả dụng tốt góp phần quan trọng trong việc đánh giá năng lực của CTCK.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)