Công tác dự báo và xây dựng kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 119 - 121)

Trên cơ sở chiến lược đã lựa chọn từ gợi ý ở phần trên, lãnh đạo công ty cần đề ra kế hoạch kinh doanh chi tiết để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Đây phải là một kế hoạch tổng thể, bao gồm tất cả các lĩnh vực trong kinh doanh như cơ sở khách hàng, sản phẩm và dịch vụ, tiếp thị, mua bán và giao dịch, nghiên cứu, nguồn nhân lực, công nghệ và các hoạt động đầu tư, chi phí và tiếp thị khác. Kế hoạch kinh doanh nên đi kèm và được thực hiện trong khuôn khổ sứ mệnh công ty và bộ quy tắc ứng xử như nhiều công ty hàng đầu ở các nước khác đã thực hiện.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, cần cân nhắc việc lựa chọn đối tác chiến lược để đảm bảo sự phát triển ổn định và có chiều sâu, dưới đây một số ưu điểm và nhược điểm của từng lựa chọn để xem xét.

Lựa chọn chiến

lược

Ưu điểm Nhược điểm

Không thay đổi đáng kể về cơ cấu sở hữu hiện tại

- Không mất thời gian đàm phán với đối tác nước ngoài hay đối tác góp vốn khác.

- Có thể gặp khó khăn khi cạnh tranh trong những lĩnh vực nước ngoài có lợi thế chuyên môn, chẳng hạn về các sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh, mặc dù có thể thuê đội ngũ có kinh nghiệm để bù đắp thiếu hụt chuyên môn. Mua bán/sáp nhập với công ty chứng khoán trong nước

- Có thể là cơ hội bổ sung khách hàng mới và lĩnh vực kinh doanh bổ trợ.

- Một công ty mở rộng có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô, trở nên ổn định hơn với nguồn doanh thu và cơ sở khách hàng đa dạng, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí

- Một số công ty chứng khoán có giá trị thấp về thương hiệu và cơ sở khách hàng. Bên bán và bên mua khó thỏa thuận được về giá. - Việc thu nhận nguồn tài sản nhân

lực có thể gặp rủi ro nếu đội ngũ nhân viên rời bỏ công ty khi bất đồng phát sinh, làm giảm giá trị

120

hơn hơn. Của công ty mua được.

- Việc sáp nhập công ty trong nước có thể phát sinh chồng chéo về nhân sự và cơ sở hạ tầng, gây dư thừa.

Bán

100% - Nếu các cổ đông hiện tại không muốn hoặc không thể hỗ trợ cho giai đoạn phát triển kế tiếp, đây có thể là thời điểm tốt để rút lui khi công ty nước ngoài có nhu cầu và bị thu hút bởi triển vọng phát triển trong dài hạn của Việt Nam.

- Nếu nhiều công ty trong nước đều muốn rút lui, khiến cung lớn hơn cầu thì giá chuyển nhượng sẽ bị giảm. Góp vốn bởi đối tác nước ngoài (liên doanh hay góp vốn theo tỷ lệ thiểu số)

- Việc góp vốn của đối tác nước ngoài sẽ cung cấp nguồn vốn mới, khẳng định cam kết của nước ngoài, là tín hiệu tích cực về thị trường cũng như sự công nhận về thương hiệu, khách hàng trong nước và nước ngoài của công ty. - Việc góp vốn theo tỷ lệ thiểu số là

hình thức đầu tư phổ biến, ví dụ trường hợp như SBI góp vốn vào công ty chứng khoán FPT. Thông thường, công ty nước ngoài đóng vai trò nhà đầu tư chiến lược chứ không phải đầu tư tài chính thụ động

- Góp vốn theo tỷ lệ thiểu số thường từ 15% đến 30% là tín hiệu về sự cam kết đồng thời công ty trong nước vẫn nắm quyền kiểm soát kinh doanh.

- Công ty liên doanh 49% có thể không hoạt động hiệu quả trong trung hạn vì như thường thấy các đối tác nước ngoài sẽ tìm kiếm cơ hội mua lại phần vốn của đối tác trong nước để chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài.

- Một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cam kết góp vốn ở mức đáng kể sẽ đòi hỏi một số quyền lợi như vị trí trong hội đồng quản trị, quyền biểu quyết; vì thế cần thận trọng đối tác về các mặt văn hóa hợp tác và kinh doanh trước khi ký kết thỏa thuận, đồng thời quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên (và quy định điều khoản chấm dứt thỏa thuận để tự bảo vệ trong trường hợp quan hệ đối tác xấu đi và không thể tiếp tục).

Thỏa thuận hợp tác

- Có thể là bước khởi đầu tốt đẹp, là giai đoạn các bên tìm hiểu lẫn nhau và nếu thuận lợi sẽ tiến đến quan hệ góp vốn. Nên tách biệt cam kết dài hạn của đối tác tiềm năng với những thảo luận hợp tác ban đầu,

- Ít cam kết hơn quan hệ đối tác có góp vốn, dễ đổ vỡ hơn.

121 nghĩa là khi thỏa thuận hợp đồng

hợp tác cần xác định rõ liệu đối tác có muốn triển khai giai đoạn góp vốn đầu tư thứ hai hay không để đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng thích hợp.

- Một ví dụ là theo công bố chính thức, Macquarie và công ty cổ phần chứng khoán Vina thiết lập quan hệ đối tác chiến lược không góp vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)