3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM VIỆT NAM
Cùng với sự tăng lên nhanh chóng các công ty niêm yết trên cả hai sàn giao dịch thì số lượng CTCK cũng có sự phát triển chóng mặt vào năm 2006. Tính đến hết 2005, thị trường mới chỉ có 14 CTCK, trong vòng 1 năm (năm 2006) số lượng CTCK được UBCKNN cấp phép hoạt động là 41 CTCK, nâng tổng số CTCK lên 55 công ty. Trong năm 2007, có thêm 24 CTCK được cấp phép và chính thức hoạt động, nâng tổng số CTCK lên 79 công ty.
Đến năm 2008, TTCK có tổng cộng 90 CTCK, và đỉnh điểm khi đến năm 2010 là 104 CTCK, trong đó có 103 CTCK đủ tư cách thành viên tại các SGDCK.
Trong giai đoạn điều chỉnh mạnh của thị trường, số lượng công ty chứng khoán tại Việt nam đã điều chỉnh tương ứng theo chiều hướng điều chỉnh giảm, TTCK đã diễn ra các thương vụ sáp nhập, đóng cửa các CTCK, theo đó, đến hết năm 2013, TTCK chỉ còn 91 CTCK hoạt động với tư cách thành viên của các SGDCK, một số CTCK còn giấy phép nhưng đang trong giai đoạn giải thể, phá sản nên không còn đủ tiêu chuẩn làm thành viên của các SGDCK nữa. Số liệu này tiếp tục giảm xuống của năm 2014 với 89 thành viên giao dịch.
Biểu 3.1: Số lượng các CTCK là thành viên của các SGDCK từ 2005-2014
Đơn vị: CTCK
Nguồn: SGDCK Hà Nội
Sau 15 năm đi vào hoạt động, số lượng CTCK của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Trong giai đoạn điều chỉnh của thị trường, năng lực các doanh nghiệp đã được kiểm chứng, một số đơn vị đã phải rút lui khỏi thị trường do làm ăn kinh doanh thua lỗ cũng như vi phạm quy định của pháp luật. Sự phát triển về số lượng các CTCK liên quan tới
59 loại hình sở hữu của CTCK, mạng lưới hoạt động, qui mô vốn và điều kiện thành lập CTCK Việt Nam.