thị trường
Quản trị hệ thống rủi ro trong toàn hệ thống, đặc biệt đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính
Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán có phạm vi rộng lớn và mức độ phức tạp rất cao, trong khi đó CTCK là doanh nghiệp hoạt động có điều kiện, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy chế của pháp luật có liên quan. Bởi vậy công tác quản trị rủi ro là yêu cầu bắt buộc, không chỉ phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, mà còn phải thực hiện dưới giác độ bảo vệ chính các công ty chứng khoán.
Công tác quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán bao gồm 1 chuỗi các công vịêc có liên quan đến từ khâu quản trị đầu vào, đến quản trị trong quá trình vận hành, và sau quá trình vận hành. Mảng công vịêc quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán cần hoạt động độc lập với khối kinh doanh, phải xây dựng hệ thống báo cáo quản trị thật tốt, vừa đảm bảo công tác kinh doanh, nhưng vẫn phải đảm bảo quản trị doanh nghiệp, tránh các hành vi vi phạm pháp luật, cũng như các quy định nội bộ của CTCK. Trong công tác quản trị rủi ro, do lĩnh vực hoạt động kinh doanh của CTCK gắn liền rất nhiều tới yếu tố tài chính, nguồn vốn, với các hình thức kinh doanh cả tài sản nợ và tài sản có, kinh doanh cả sử dụng đòn bẩy tài chính lẫn nguồn tài chính sẵn có của CTCK một cách thường xuyên, liên tục. Vì vậy, công tác đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính là vấn đề cốt lõi, nó không chỉ bao hàm việc đảm bảo các nguyên tắc quy định của pháp luật về chỉ tiêu an toàn tài chính, mà còn phải đảm bảo cho chính doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TTCK, có cơ cấu tài sản tốt nhất, hiệu quả nhất.
Do vậy việc kết hợp kinh doanh và đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính là vô cùng cần thiết, cần liên tục rà soát và điều chỉnh trong cả ngắn hạn và dài hạn, thường xuyên liên tục tại CTCK. Có như vậy, hoạt động kinh doanh của CTCK mới có cơ sở bền vững và phát triển lâu dài, đồng thời sẽ góp phần quan trọng trong vịêc triển khai định hướng phát triển dài hạn của CTCK.
118 Cơ chế huy động vốn hiệu quả
Các công ty cần xác định chiến lược huy động vốn để đảm bảo đủ vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh bình thường, kế hoạch tăng trưởng và dự phòng thua lỗ. Các công ty này cần xác định việc huy động vốn từ các cổ đông hiện tại hay tìm kiếm các cổ đông mới, xác nhận nguồn vốn và cam kết của các cổ đông mới này. Kế hoạch kinh doanh cần toàn diện và gắn kết với những dự toán tài chính cho cùng giai đoạn khoảng từ 3 tới 5 năm hoạt động. Dự toán cần bao gồm đầy đủ một bộ báo cáo dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền mặt. Nguyên tắc này sẽ giúp đảm bảo dự toán chính xác về mặt kỹ thuật đồng thời nhấn mạnh đến chi phí, vốn và dòng tiền cần thiết để hỗ trợ cho thực hiện kế hoạch kinh doanh, qua đó hỗ trợ quản lý tập trung vào yêu cầu vốn mới, thảo luận với cổ đông để lập kế hoạch và đánh giá nhu cầu thu hút cổ đông mới. Trường hợp các cổ đông hiện tại không thể hoặc không muốn cung cấp bổ sung vốn, công ty có thể kịp thời nghiên cứu và tìm kiếm cổ đông góp vốn hoặc cổ đông chiến lược mới.
Trong việc dự toán tài chính, những giả định về hoạt động và điều kiện kinh tế phải được suy nghĩ thấu đáo và vạch rõ, từ đó lập ra tình huống cơ sở (base case) bao gồm các giả định về điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường kinh doanh/chứng khoán. Mô hình này có thể vận dụng phân tích nhạy cảm để vạch ra các tình huống khả quan và bi quan nhất. Mô hình tài chính cần bao gồm các giả định về biến số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, lãi suất và tỷ giá hối đoái; các giả định về hoạt động kinh doanh bao gồm mức phí, lượng môi giới và tỷ lệ tăng trưởng khách hàng. Mô hình cần được xây dựng chặt chẽ để phân tích tình huống giả định, đánh giá được tác động tài chính của các lựa chọn chiến lược hay biến động về các giả định căn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh và kinh tế vĩ mô, xác định ra tình huống cơ sở và tình huống bi quan nhất.
Ví dụ, mô hình tài chính có thể được sử dụng để đánh giá điểm hòa vốn và tác động lợi nhuận/vốn theo giả định bi quan nhất về khối lượng giao dịch. Nếu cần thiết, kiểm toán của công ty hoặc những chuyên gia tư vấn khác có thể hỗ trợ về nội dung này. Đẩy mạnh cơ cấu doanh thu/lợi nhuận phù hợp giữa các mảng sản phẩm dịch vụ
cung cấp
Hoạt động của công ty chứng khoán ghi nhận doanh thu từ các mảng chính bao gồm: (i) Môi giới chứng khoán; (ii) Tự doanh và đầu tư chứng khoán; (iii) Kinh doanh vốn và trái phiếu; (iv) Tư vấn tài chính doanh nghiệp. Mô hình doanh thu tại một số công ty chứng khoán có thể gộp doanh thu tự doanh và đầu tư chứng khoán với Kinh doanh vốn và trái phiếu thành một mảng chung là doanh thu tự doanh.
Dựa trên đánh giá thực tế hoạt động, để một công ty chứng khoán phát triển bền vững thì các mảng doanh thu, lợi nhuận tương ứng trong hoạt động của công ty chứng khoán cần được phân bổ hợp lý, đặc biệt cần tạo mức cân xứng giữa 03 mảng môi giới, tự doanh và tư vấn tài chính cho thực sự hợp lý, cân đối. Như vậy trong các điều kiện thăng trầm của thị trường chứng khoán, hoạt động của công ty chứng khoán vẫn duy trì và phát triển tốt, có chiều sâu.
119 Bên cạnh tính ổn định và cân đối trong mảng doanh thu/lợi nhuận nêu trên, một số công ty chứng khoán có lợi thế cạnh tranh ở các mảng tương ứng tốt thì cần duy trì và phát huy với tỷ lệ doanh thu/lợi nhuận tương ứng cao hơn nhưng không quá thiên lệch để đảm bảo tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của CTCK trong điều kiện thị trường có bất cứ biến động thuận chiều hay trái chiều trong suốt quãng thời gian gia nhập thị trường của các CTCK.