Mô hình kim cương của M Porter

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 35 - 36)

Đây là mô hình phân tích về năng lực cạnh tranh được áp dụng và tranh luận nhiều nhất trong giới học thuật. M. Porter đã tiến hành điều tra nghiên cứu xem tại sao một số công ty ở một nước cụ thể lại có thể tạo lập và xây dựng được những lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thế giới trong những lĩnh vực nhất định. Thông qua đó, ông đã rút ra kết luận về một loạt những yếu tố có tầm ảnh hưởng, quyết định tới sự thành công này, đồng thời nhóm chúng lại thành 4 nhóm chính với cách sắp xếp theo hình dạng kim cương – chính là mô hình kim cương nổi tiếng và phổ biến hiện nay. Bốn nhóm chỉ tiêu chính trong mô hình kim cương bao gồm: các điều kiện yếu tố sản xuất kinh doanh (các yếu tố về nhân lực, vật lực và trí lực), các điều kiện về nhu cầu với các nội dung về kích cỡ, cấu trúc và mức độ phức tạp của nhu cầu tại thị trường nội địa đối với hàng hoá dịch vụ của một ngành công nghiệp nhất định, các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ, và yếu tố quan trọng nhất là chiến lược, cấu trúc và mức độ cạnh tranh trong nước của doanh nghiệp.

Hình 2.1: Mô hình kim cương của M. Porter

Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, M. Porter, 1990.

Mô hình kim cương kép của Rugman và D’Cruz (1993) được phát triển dựa trên mô hình kim cương của Porter. Mô hình kim cương của Porter thường được tranh luận về việc liệu nó có thể áp dụng cho các doanh nghiệp đa quốc gia hay không. Và dựa trên những tranh luận này, Rugman và một số học giả khác đã phát triển mô hình kim cương kép với lõi bên trong là 4 nhóm yếu tố của Mô hình kim cương của Porter và phần vỏ bên ngoài là chính những nhóm yếu tố này nhưng được phân tích trên môi trường toàn cầu.

Mô hình chín yếu tố của Dong Sung Cho (1994), cũng được phát triển dựa trên mô hình kim cương của Michael Porter. Trong mô hình này, Dong Sung Cho đã nhóm lại các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh thành hai nhóm chính là Yếu tố vật chất và Yếu tố con người. Yếu tố vật chất bao gồm các nguồn lực có sẵn, môi trường kinh doanh, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, và nhu cầu nội địa. Các yếu tố con người bao

36 gồm: công nhân, các chính trị gia/quan chức, các doanh nhân, các nhà quản lý chuyên môn và kỹ sư.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)