Tiềm lực tài chính của CTCK

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 40 - 43)

Hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh yếu tố quan trọng là con người thì CTCK cần có một năng lực tài chính vững mạnh để tăng cường sức cạnh tranh của mình. Năng lực về tài chính là cơ sở để CTCK phát huy thế mạnh về con người, phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô để chiếm lĩnh thị phần và nâng cao tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động.

Các tiêu chí để đánh giá tiềm lực tài chính của CTCK gồm có:

2.3.2.1.1. Quy mô nguồn vốn của CTCK:

Qui mô vốn sẽ quyết định CTCK được thực hiện các nghiệp vụ nào mà cơ quan nhà nước cho phép, cũng như triển khai các nghiệp vụ đòi hỏi quy môn vốn lớn. Một CTCK có qui mô vốn lớn sẽ có điều kiện hơn các CTCK khác trong việc triển khai và phát triển các hoạt động của mình cũng như nâng cao uy tín và lòng tin đối với khách hàng. Qui mô vốn lớn giúp các CTCK có điều kiện đổi mới, nâng cấp và áp dụng các trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho công việc, từ đó giúp cho các hoạt động của CTCK phát triển.

Qui mô vốn lớn giúp CTCK có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch không những ở trong nước mà còn ở các nước khác trên thế giới. Qua đó, CTCK có điều kiện tăng số lượng khách hàng tới sử dụng các dịch vụ mà CTCK cung cấp, thúc đẩy các CTCK phát triển hơn nữa các hoạt động của mình.

Quy mô vốn lớn giúp CTCK thực hiện được đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, cũng như khả năng đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để giảm thiểu rủi ro.

2.3.2.1.2. Khả năng sinh lời của CTCK:

Khả năng sinh lời của CTCK thể hiện qua các yếu tố doanh thu, lợi nhuận đạt được, tốc độ tăng trưởng qua các năm và kết quả kinh doanh theo cơ cấu của các nghiệp vụ kinh doanh mà CTCK được thực hiện.

Các yếu tố doanh thu, lợi nhuận đạt được qua hàng năm, thể hiện kết quả kinh doanh trung thực nhất về hoạt động kinh doanh của CTCK. Đây là các yếu tố bề nổi, dễ nhìn thấy và đánh giá nhanh nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Bên cạnh kết quả cụ thể hàng năm, thì việc phân tích, đánh giá tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm (đặc biệt là việc không phát sinh lỗ trong kinh doanh) sẽ có đánh giá

41 sâu hơn về kết quả hoạt động của CTCK.

Bên cạnh yếu tố doanh thu, lợi nhuận, thì điểm cần lưu ý đặc biệt của vấn đề này chính là cơ cấu doanh thu, cơ cấu lợi nhuận có được từ các mảng nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, đặc biệt là mức độ tăng trưởng của các mảng nghiệp vụ này qua hàng năm.

Một CTCK được đánh giá có khả năng sinh lời tốt khi có kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ổn định tốt hơn so với tốc độ tăng trưởng của thị trường, cũng như cơ cấu lợi nhuận các mảng kinh doanh phát triển ổn định, đảm bảo tăng trưởng theo chiều sâu đối với hoạt động của CTCK.

2.3.2.1.3. Chỉ tiêu an toàn tài chính trong hoạt động của CTCK:

Việc CTCK tuân thủ các quy định về an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình có tính quyết định đến uy tín của CTCK cũng như khả năng thu hút khách hàng. Vì hoạt động của CTCK bên cạnh công tác quản lý nguồn tiền kinh doanh của khách hàng còn có công tác tự doanh cho chính CTCK, do vậy nên chỉ tiêu an toàn tài chính đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn CTCK của khách hàng.

Để đánh giá chỉ tiêu an toàn tài chính trong hoạt động của CTCK, Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Tài chính đã ban hành thông tư quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính nhằm mục đích đảm bảo hoạt động hiệu của cho các CTCK trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tác giả xin cung cấp các chỉ tiêu cụ thể liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK trong văn bản này như sau:

a. Vốn khả dụng: là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín

mươi (90) ngày

Vốn khả dụng bao gồm:

 Vốn đầu tư của chủ sở hữu – vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có)  Thặng dư vốn cổ phần

 Quỹ dự trữ bổ sung Vốn điều lệ  Quỹ đầu tư phát triển

 Quỹ dự phòng tài chính

 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được trích lập phù hợp với quy định của pháp luật

 Lợi nhuận luỹ kế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trước khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật

 Năm mươi phần trăm (50%) phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật (trong trường hợp định giá tăng) hoặc trừ đi toàn bộ phần giá trị giảm đi (trong trường hợp định giá giảm)  Chênh lệch tỷ giá hối đoái

42  Lợi ích của cổ đông thiểu số

 Các khoản giảm trừ  Các khoản tăng thêm

b. Tổng giá trị rủi ro: là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán và giá trị rủi ro hoạt động.

c. Tỷ lệ vốn khả dụng: là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro

Tỷ lệ vốn khả

dụng =

Vốn khả dụng x 100% Tổng giá trị rủi ro

d. Giá trị rủi ro hoạt động: là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.

Rủi ro hoạt động của CTCK được xác định bằng 25% chi phí duy trì hoạt động của CTCK trong vòng 12 tháng liền kề tính tới tháng gần nhất hoặc 20% Vốn pháp định theo quy định của pháp luật, tuỳ thuộc vào giá trị nào lớn hơn.

Chi phí duy trì hoạt động của CTCK được xác định bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ, trừ đi:

 Chi phí khấu hao;

 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn;  Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn;  Dự phòng phải thu khó đòi.

Trường hợp CTCK hoạt động dưới 01 năm, rủi ro hoạt động được xác định bằng 03 lần chi phí duy trì hoạt động bình quân hàng tháng tính từ thời điểm CTCK đi vào hoạt động hoặc 20% Vốn pháp định, tuỳ thuộc vào giá trị nào lớn hơn.

e. Giá trị rủi ro thị trường: là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra

khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu biến động theo chiều hướng bất lợi.

Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng x Giá tài sản x Hệ số rủi ro thị trường

Đối với số chứng khoán chưa phân phối hết từ các Hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, Giá trị rủi ro thị trường được xác định theo công thức:

Giá trị rủi ro thị trường = {Số chứng khoán còn lại chưa phân phối, hoặc đã phân phối nhưng chưa nhận thanh toán x Giá bảo lãnh phát hành Giá trị tài sản bảo đảm (nếu có)}xHệ số rủi ro phát hành

43

x{Hệ số rủi ro thị trường + (Giá bảo lãnh phát hành – Giá giao dịch) (nếu dương) }

Giá bảo lãnh phát hành

f. Giá trị rủi ro thanh toán: là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra

khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.

Giá trị rủi ro thanh toán =Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác xGiá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán

Đối với các khoản phải thu quá hạn, chứng khoán chưa nhận chuyển giao đúng hạn theo quy định, kể cả chứng khoán, tiền chưa nhận được từ các giao dịch, hợp đồng đáo hạn, thì Giá trị rủi ro thanh toán được xác định theo nguyên tắc sau:

Giá trị rủi ro thanh toán =Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gianxGiá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán

Định kỳ theo quy định của nhà nước, các CTCK phải CBTT đầy đủ nội dung liên quan đến các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của họ để đảm bảo tính an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của CTCK.

2.3.2.1.4. Năng lực huy động vốn:

Bên cạnh nguồn vốn tự có để hoạt động kinh doanh, nhu cầu huy động vốn để hoạt động và phát triển trong lĩnh vực TTCK là vô cùng quan trọng, các CTCK cần phải xây dựng chiến lược cũng như tại mọi thời điểm có phương án huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Vốn tự có sẽ chỉ đáp ứng cho các hoạt động quản lý và đầu tư hiện tại nhưng sự phát triển của thị trường đòi hỏi nguồn vốn cần có ngày càng cao, để thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho CTCK, cũng như là cơ sở để đánh giá vị thế năng lực tài chính của 1 CTCK. Khả năng huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK bởi không phải CTCK nào cũng có khả năng huy động vốn dễ dàng trên thị trường được.

Hình thức sở hữu của CTCK có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần. Các loại hình sở hữu này sẽ tác động tới hoạt động của CTCK khi CTCK muốn phát triển, mở rộng hoạt động của mình thông qua việc huy động vốn. Trong quá trình kinh doanh các CTCK đều muốn mở rộng qui mô, phát triển các hoạt động nhằm thích ứng với sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển này lại phụ thuộc một phần vào qui mô vốn của công ty. CTCK có thể tăng thêm vốn để đáp ứng yêu cầu đó nhưng việc tăng thêm vốn này lại bị ảnh hưởng bởi hình thức sở hữu của công ty vì với các hình thức sở hữu khác nhau thì khả năng huy động vốn khác nhau. Do đó, điều này sẽ tác động tới việc phát triển thêm các hoạt động khi CTCK tồn tại với hình thức sở hữu mà bị hạn chế trong việc tăng thêm vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)