Tổng thể về hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) của các thang đo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 96 - 100)

Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo, nghiên cứu thu được 8 thang đo có độ tin cậy cao. Các biến quan sát và thang đo này sẽ tiếp tục được sử dụng trong bước tiếp theo của hoạt động nghiên cứu – thủ tục phân tích yếu tố.

Bảng 4.13: Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các biến

STT Tên biến Hệ số Cronbach’s

Alpha 1 Sản phẩm 0.887 2 Dịch vụ 0.885 3 Mạng lưới 0.870 4 Thương hiệu 0.920 5 Tài chính 0.939 6 Trí tuệ 0.895 7 Công nghệ 0.888 8 Cạnh tranh 0.912

Số liệu tính toán cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến đều lớn hơn 0.7, do đó tất cả các biến đều đủ độ tin cậy, có thể sử dụng để chạy mô hình (Nunnally, J, 1978).

Phân tích hồi quy

Để đánh giá tác động của các yếu tố bên trong tới năng lực cạnh tranh của CTCK, mô hình hồi quy tuyến ính bội được sử dụng như sau:

CT = β0 + β1* SP1 + β2*DV2 + β3*ML3 + β4*TH4 + β5*TC5 + β6*TT6 + β7*CN7 + ε Trong đó:

97  DV2: Chất lượng dịch vụ  ML3: Mạng lưới giao dịch  TH4: Thương hiệu  TC5: Tiềm lực tài chính  TT6: Chất lượng vốn trí tuệ  CN7: Trình độ công nghệ

Kết quả chạy mô hình hồi quy trên SPSS 18 thu được như sau:

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định mô hình

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate dimension0 1 .821a .674 .663 .47732

a. Predictors: (Constant), CN, ML, SP, TC, DV, TH, TT b. Dependent Variable: CT

ANOVAb

Model Sum of

Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 100.276 7 14.325 62.874 .000a Residual 48.529 213 .228 Total 148.805 220 a. Predictors: (Constant), CN, ML, SP, TC, DV, TH, TT b. Dependent Variable: CT Coefficientsa Model Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients t Sig.

Collinearity Statistics

98 1 (Constant) -.125 .189 -.662 .508 SP .036 .057 .035 .625 .532 .489 2.045 DV .160 .072 .145 2.222 .027 .361 2.768 ML .167 .076 .142 2.207 .028 .370 2.702 TH .120 .093 .099 1.287 .199 .261 3.833 TC .002 .076 .002 .030 .976 .304 3.286 TT .300 .089 .268 3.354 .001 .240 4.167 CN .274 .070 .262 3.931 .000 .344 2.907 a. Dependent Variable: CT

Kết quả cho thấy:

Trên bảng Model Summary, Hệ số R2 = 0.647, do đó 64.7% thay đổi của biến phụ thuộc (Cạnh tranh) được giải thích bởi 7 biến độc lập.

Trên bảng ANOVA, giá trị sig. = 0.000 < 0.05, do đó hệ số hồi quy của các biến độc lập khác 0.

Có 7 biến (SP1, DV2, ML3, TH4, TC5, TT6, CN7) có ý nghĩa thống kê (sig. = 0.000 < 0.05) với các hệ số β > 0, do đó 7 biến này đều có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh của CTCK.

Biến SP (chất lượng sản phẩm), TH (thương hiệu), TC (tiềm lực tài chính) không có ý nghĩa thống kê sig. tương ứng = 0.532, 0.199 và 0.976, do vậy chưa đủ cơ sở khẳng định chất lượng sản phẩm, thương hiệu hay tiềm lực tài chính của CTCK có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh của CTCK. Điều này có thể được giải thích do các vấn đề như sau:

Về mặt sản phẩm: các sản phẩm của CTCK có sự tương đồng nên không

hẳn đã tạo được sự khác biệt giữa các CTCK

Về mặt thương hiệu: do TTCK mới ra đời và phát triển trong thời gian trên

10 năm, còn nhiều thị trường ngách cho các CTCK có cơ hội kinh doanh, do vậy yếu tố thương hiệu chưa hẳn đã tạo được sự khác biệt giữa các CTCK.

Về mặt tiềm lực tài chính: bản chất khách hàng đang sử dụng những sản

phẩm dịch vụ sẵn có chứ chưa có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm dịch vụ đặc thù đòi hỏi CTCK có tiềm lực tài chính lớn mới đáp ứng được yêu cầu, do vậy yếu tố tiềm lực tài chính chưa hẳn đã tạo ra sự khác biệt cho khách

99 hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của CTCK, do vậy chưa co sở khác biệt về yếu tố tiềm lực tài chính đối với các CTCK.

Tuy nhiên, cần lưu ý tính thời điểm và đối tượng khảo sát liên quan đến biến này, bởi dưới quan điểm nhà quản lý hoặc nhà phân tích tài chính thì đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của CTCK. Tác giả hi vọng các học giả sau này khi nghiên cứu về lĩnh vực sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu.

Mô hình hồi quy bội là: NLCT

CTCK = -0.125 + β1*0.036 + β2*0.160 + β3*0.167 + β4*0.120 + β5*0.002 + β6*0.300 + β7*0.274 + ε Kết luận:

Trên cơ sở kết quả điều tra, kết quả khẳng định cả 8 giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong mô hình đều được chấp nhận. Trong đó yếu tố nào có hệ số β lớn nhất sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất đến biến phụ thuộc. Như mô hình hồi quy bội nêu trên, yếu tố chất lượng vốn trí tuệ có hệ số β = 0.300 là lớn nhất, tiếp theo đó là yếu tố trình độ công nghệ với β = 0.274. Tiếp theo nhóm các yếu tố quan trọng nhất này là các yếu tố về chất lượng dịch vụ, hệ thống mạng lưới cũng như hình ảnh thương hiệu của các CTCK đóng vai trò quan trọng liền tiếp, với β tương ứng = 0.160, 0.167 và 0.120. Các yếu tố về tiềm lực tài chính, chất lượng sản phẩm đóng vai trò thứ yếu với β = 0.002 và 0.036.

Nhìn nhận từ kết quả thu được trong phân tích thực trạng, có thể thấy mối liên hệ tương đồng của từng yếu tố tác động đến NLCT của CTCK. Các CTCK nhóm đầu luôn vận dụng và phát huy rất tốt hiệu của của các yếu tố bên trong tương ứng trong việc vận hành kinh doanh, tạo dựng nên sức cạnh tranh lớn nhất trên TTCK Việt nam.

Đây chính là gợi ý cho các CTCK trong việc cải thiện và nâng cao yếu tố bên trong của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các CTCK này. Kết quả này có thể định hướng cho các CTCK Việt Nam cần phải tích cực đầu tư có chiều sâu vào các yếu tố trọng tâm bao gồm tiềm lực vốn trí tuệ và chất lượng công nghệ để đảm bảo sức cạnh tranh tốt nhất trên TTCK.

100

Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NLCT CỦA CÁC CTCK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)