CÂU HỎI THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 35 - 36)

II. PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

CÂU HỎI THẢO LUẬN

2. Uy tín của người lãnh đạo

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trình bày những phẩm chất tâm lí cần thiết của người lãnh đạo. Phân tích những phẩm chất nào là cần thiết đối với người lãnh đạo không bị ảnh hưởng của sự thay đổi xã hội. Những phẩm chất tâm lí của người lãnh đạo nào mới xuất hiện trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lí ở nước ta hiện nay?

2. Trình bày khái niệm và các kiểu phong cách lãnh đạo cơ bản. Nêu vai trò của phong cách lãnh đạo đối với hiệu quả của hoạt động quản lí. Người lãnh đạo ở nước ta hiện nay cần phong cách lãnh đạo nào?

3. Phân tích những yếu tố hình thành nên uy tín của người lãnh đạo. Nêu vai trò của uy tín đối với hiệu quả của hoạt động quản lí. Liên hệ về uy tín của người lãnh đạo ở cơ quan hay địa phương mình công tác.

Created by AM Word2CHM

Chương 7: Ê KÍP LÃNH ĐẠO

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 2: TÂM LÍ NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Ê kíp nói chung và ê kíp trong lãnh đạo là hiện tượng rất phổ biến trong đời sống xã hội, song nghiên cứu để chỉ ra những vấn đề lí luận cơ bản của nó, nhất là từ góc độ của khoa học tâm lí thì lại là vấn đề còn rất mới mẻ ở nước ta. Chúng ta còn rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách hệ thống và chuyên sâu, chỉ có một vài bài báo đề cập đến vấn đề ê kíp ở những góc độ riêng lẻ. Có lẽ vì vậy mà cuốn sách của tôi "Cơ sở Tâm lí học của ê kíp lãnh đạo" xuất bản năm 1995 là một trong những cuốn sách đầu tiên trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về ê kíp và ê kíp lãnh đạo ở nước ta trong thời gian qua.

Việc nghiên cứu ê kíp lãnh đạo còn là vấn đề cần thiết ở nước ta hiện nay bởi vì khái niệm ê kíp lãnh đạo trong đời sống xã hội trong những năm qua thường được hiểu đồng nghĩa với một nhóm nhỏ tiêu cực của một số người lãnh đạo và thường được xã hội sử dụng với nghĩa "cánh hữu, "phe phái"... Nói cách khác, đó là sự cấu kết của một số người lãnh đạo của một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó để tham nhũng tài sản, tiền của của Nhà nước. Có lẽ vì vậy mà người ta "dị ứng" với việc sử dụng thuật ngữ này trong đời sống xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trên các tài liệu.

Việc nghiên cứu để làm sáng tỏ nội hàm khoa học và bản chất của khái niệm ê kíp và ê kíp lãnh đạo đã trở thành một nhiệm vụ cần thiết của Tâm lí học quản lí và Tâm lí học xã hội ở nước ta hiện nay.

I. KHÁI NIỆM

II. HAI THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA Ê KÍP LÃNH ĐẠO III. MỘT SỐ MÔ HÌNH Ê KÍP LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 35 - 36)