Đặc điểm của mạng lưới giao tiếp trong tổ chức

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 130 - 131)

IV. TRUYỀN THÔNG GIỮA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ NGƯỜI BỊ LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC

1. Đặc điểm của mạng lưới giao tiếp trong tổ chức

Trong hoạt động của tổ chức, giao tiếp là phương tiện không thể thiếu được, chúng tác động tương hỗ và phối hợp hành động với nhau. Ở các nhóm nhỏ, các cá nhân giao tiếp trực tiếp với nhau. Ở các nhóm lớn, các cá nhân giao tiếp với nhau một cách gián tiếp như qua các bản tin, thông báo, mạng lưới internet...

Hầu hết các tổ chức đều chính thức hóa các kênh giao tiếp. Tổ chức quy định các kênh giao tiếp, mức độ và phạm vi giao tiếp Chẳng hạn, trong một Tổng công ti thì người công nhân được giao tiếp trực tiếp với cán bộ quản lí ở cấp nào, mức độ giao tiếp giữa các cấp quản lí trung gian

với người lãnh đạo cao nhất. Như vậy, cách thức tổ chức các kênh giao tiếp trong một tổ chức có thể phụ thuộc vào những quy định của người lãnh đạo cao nhất.

Các kênh giao tiếp chính trong tổ chức là các kênh giao tiếp ngang và các kênh giao tiếp dọc. Các kênh giao tiếp ngang là giao tiếp giữa những người có cùng vị thế trong tổ chức. Chẳng hạn, giao tiếp giữa những người lao động trong một phân xưởng, trong một phòng, giao tiếp giữa các cán bộ lãnh đạo cấp phòng, phân xưởng trong một công ti.

Các kênh giao tiếp dọc được thực hiện theo hai chiều: Giao tiếp của những người lao động với người lãnh đạo (giao tiếp từ dưới lên) và giao tiếp của người lãnh đạo với những người dưới quyền (giao tiếp từ trên xuống). Trong kênh giao tiếp từ dưới lên trên do ảnh hưởng của quyền lực của người lãnh đạo, do ý thức về vị thế của mình mà người lao động thường thể hiện sự cung kính, phụ thuộc của bản thân với cấp trên. Nội dung giao tiếp thường là những đề nghị, những giãi bày, những phản ánh. Trong khi đó kênh giao tiếp từ trên xuống thường là các quyết định, các chỉ thị. các quy định, các thông báo...

Kênh giao tiếp ngang và kênh giao tiếp dọc có thể bằng các hình thức khác nhau: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp (qua công văn, chỉ thị, thông báo...)

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)