MỘT SỐ MÔ HÌN HÊ KÍP LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 43 - 46)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 2: TÂM LÍ NGƯỜI LÃNH ĐẠO Chương 7: Ê KÍP LÃNH ĐẠO

Việc xác định các mô hình ê kíp lãnh đạo có thể dựa vào một số tiêu chí như động cơ hoạt động, quan hệ giữa các thành viên. Theo động cơ hoạt động ta có ê kíp lãnh đạo chân chính, ê kíp lãnh đạo tiêu cực. Theo tính chất của mối quan hệ giữa các thành viên ta có ê kíp lãnh đạo theo kiểu bạn bè, ê kíp lãnh đạo theo quan hệ huyết thống và ê kíp lãnh đạo theo quan hệ bạn bè và huyết thống.

1. Ê kíp lãnh đạo chân chính

Ê kíp này được hình thành và tồn tại trên cơ sở của một động cơ chân chính. đúng đắn. Đó là đảm bảo hài hoà về lợi ích của các thành viên ê kíp, của cả tập thể và của xã hội.

Sự tương hợp tâm lí và phối hợp hành động giữa các thành viên của ê kíp dựa trên cơ sở hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Hành động của mỗi thành viên và của cả ê kíp phù hợp với các chuẩn mực luật pháp và các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Trong quá trình hoạt động của ê kíp không tồn tại các biểu hiện tiêu cực như bè phái, tham ô, lãng phí tiền của của tập thể và của nhà nước. Sự phối hợp hoạt động của các thành viên trong ê kíp đồng bộ, nhịp nhàng. Mỗi người làm việc với tinh thần tự giác và có trách nhiệm cao. Do vậy, hoạt động của ê kíp có hiệu quả cao. Ê kíp trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của tổ chức. Đây là mô hình ê kíp lãnh đạo mà chúng ta cần xây dựng trong các tổ chức.

2. Ê kíp lãnh đạo tiêu cực

Ê kíp này được xây dựng trên cơ sở của một động cơ tiêu cực. Đó là hướng đến việc thoả mãn và đáp ứng lợi ích cá nhân của các thành viên ê kíp, còn lợi ích của tổ chức và xã hội không được quan tâm. Thực chất đây là sự cấu kết của một số người lãnh đạo nhằm tham ô tiền bạc của tổ chức và của Nhà nước để phục vụ cho ý đồ của cá nhân mình. Ê kíp loại này thường biểu hiện dưới dạng "cánh hữu, "bè phái"... Những người lãnh đạo ở đây thường "dối trên, lừa dưới", kết bè, kết cánh, đầu cơ trục lợi. Do vậy, tham nhũng là hành vi tiêu biểu của ê kíp loại này. Động cơ làm việc và hành động của các thành viên trong ê kíp lãnh đạo loại này thường trái với các chuẩn mực xã hội. Các tổ chức có tồn tại ê kíp lãnh đạo loại này thường không phát triển, người lao động luôn bất bình, mâu thuẫn với những người lãnh đạo. Những người lãnh đạo tổ chức thường không tập hợp, thuyết phục được những người thừa hành.

Trong những năm qua đã có một số ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp cấu kết với nhau tạo thành các ê kíp lãnh đạo tiêu cực, tham ô lãng phí tài sản của nhà nước. Hàng ngàn cán bộ quản lí đã phải xử lí về các hành vi sai trái của mình trước pháp luật, hàng trăm giám đốc đã phải vào tù. Họ đã gây thiệt hại cho nhà nước nhiều tỉ đồng.

3. Ê kíp lãnh đạo theo quan hệ bạn bè

Ê kíp lãnh đạo này được xây dựng trên cơ sở của quan hệ bạn bè. Đây là mô hình ê kíp lãnh đạo khá phổ biến. Giữa các thành viên của ê kíp có.những quan hệ gắn bó, có những hiểu biết và thông cảm với nhau. Do vậy, giữa các thành viên trong ê kíp cc sự tương hợp tâm lí và phối hợp hành động ở mức độ cao.

Ê kíp loại này có thể là một ê kíp lãnh đạo tích cực, cũng cc thể là một ê kíp lãnh đạo tiêu cực tuỳ thuộc vào động cơ hoạt động của ê kíp.

Trong những năm qua việc phát triển các công ti cổ phần, các công ti trách nhiệm hữu hạn đã tạo điều kiện để hình thành mô hình ê kíp lãnh đạo kiểu này. Những người bạn cùng chiến đấu, những người bạn học, những người bạn thân... đã cùng nhau xây dựng các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã hoạt động rất hiệu quả, đảm bảo cho người lao động có thu nhập tốt: đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đây là những ê kíp lãnh đạo chân chính, có động cơ đúng đắn. Trong khi đề những ê kíp lãnh đạo của các doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở của luật pháp để buôn lậu, trốn thuế, những người lãnh đạo tìm cách thu vén cho lợi ích của cá nhân mình. Đây là những ê kíp lãnh đạo bạn bè theo kiểu tiêu cực.

4. Ê kíp lãnh đạo theo quan hệ huyết thống

Đặc trưng của ê kíp lãnh đạo loại này là các thành viên trong ê kíp đều là người của dòng họ hay một gia đình. Dẫn chứng điển hình về loại ê kíp này là chế độ vua chúa của xã hội phong kiến trước đây, cũng như ở một số quốc gia hiện nay. Ở các nước, nhiều tập đoàn kinh tế lớn là của một gia đình, dòng họ. Những người trong gia đình nắm giữ các vị trí quản lí chủ chốt của tập đoàn, chi phối toàn bộ mọi hoạt động của tập đoàn.

Chẳng hạn, ê kíp lãnh đạo của công ti gia đình lớn nhất nước Mĩ là công ti Cargill do 5 thế hệ của gia đình Cargill thay nhau nắm giữ trong 128 năm nay. Công ti Roquette của Pháp là công ti đứng thứ hai ở châu Âu về kinh doanh tinh bột cũng là một công ti gia đình được thành lập từ năm 1993 và do một ê kíp lãnh đạo của dòng họ Roquette điều khiển. Tập đoàn xe hơi khổng lồ Fiat của Italia do dòng họ Agnelli lãnh đạo. Các hãng kinh doanh lớn như hãng Wallenburg của Thuỵ Điển và hãng điện tử Philip của Hà Lan cũng là mô hình ê kíp lãnh đạo theo huyết thống.

Ở nước ta trong mấy năm gần đây đã xuất hiện một số doanh nghiệp tư nhân do các thành viên của gia đình quản lí.

Đối với mô hình ê kíp lãnh đạo này sự tương hợp tâm lí và phối hợp hành động bị chi phối rất lớn của lợi ích gia đình và dòng họ. Bảo vệ lợi ích của gia đình để nó phát triển lên là định hướng quan trọng của các thành viên trong ê kíp lãnh đạo. Việc giữ gìn và phát triển lợi ích của gia đình, dòng họ đồng thời cũng là đảm bảo lợi ích cá nhân của các những thành viên trong ê kíp. Tất nhiên hoạt động của công ti phải dựa trên các quy định của luật pháp nhà nước.

1. Trình bày khái niệm và bản chất khoa học của ê kíp lãnh đạo. Lí giải tại sao trong một tổ chức lại cần ê kíp lãnh đạo?

2. Phân tích hai thành tố của ê kíp lãnh đạo và mối liên hệ biện chứng giữa chúng.

3. Phân tích những biên tướng theo chiều hướng tiêu cực của ê kíp lãnh đạo. Làm thế nào để xây dựng được một ê kíp lãnh đạo tích cực?

4. Liên hệ thực tiễn ở nước ta hiện nay trong những lĩnh vực nào dễ xuất hiện ê kíp lãnh đạo tiêu cực nhất tại sao? Chỉ ra các biểu hiện tiêu cực của loại ê kíp này.

Created by AM Word2CHM

Chương 8: MỘT SỐ TRỞ NGẠi TÂM LÍ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO LÀ PHỤ NỮ

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 2: TÂM LÍ NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Khi nghiên cứu về người lãnh đạo, tại sao chúng ta lại đặt vấn đề tìm hiểu về người lãnh đạo nữ, đặc biệt là những khó khăn trở ngại của họ? Vì đây là vấn đề cần được quan tâm và sẽ là khiếm khuyết nếu chúng ta không tìm hiểu nó khi nghiên cứu về người lãnh đạo. Bởi lẽ:

Thứ nhất, phụ nữ chiếm một nửa dân số nhân loại, số lượng những người lãnh đạo là nữ ngày một tăng ở các quốc gia trên thế giới, cũng như ở nước ta. Mặt khác, ngày càng có nhiều phụ nữ chiếm giữ những vị trí quản lí quan trọng trong đời sống xã hội.

Thứ hai, đã từ lâu trong đời sống xã hội tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tư tưởng này được thể hiện trong quan mềm xã hội, cũng như trong một số tôn giáo. Trong Kinh thánh cho rằng, khi Chúa tạo ra con người thì tạo ra người đàn ông trước (Adam), sau đó người phụ nữ được tạo ra từ rẻ xương sườn của người đàn ông. Điều này đã phản ánh sự phụ thuộc của người phụ nữ vào người đàn ông, vị thế thấp kém của người phụ nữ so với nam giới.

Tư tưởng Nho giáo càng đánh giá thấp vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Trong gia đình, người phụ nữ sinh mười người con gái cũng chưa được xem là có con, nhưng chỉ sinh một người con trai thì đã được xem là có con. Trong đời sống của làng xã, người phụ nữ không được ngồi vào mảnh chiếu giữa đình, mà chỉ có nam giới mới được ngồi để bàn việc làng nước. Sự vùng lên và chuyên quyền độc đoán của Võ Tắc Thiên và Từ Hy Thái hậu trong xã hội phong kiến Trung Quốc có thể xem là phản ứng của những người phụ nữ đối nam giới trong xã hội vẫn bị thống trị bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Do tư tưởng này mà số phụ nữ giữ các cương vị lãnh đạo chiếm tỉ lệ khiêm tốn so với nam giới. Mặt khác, người phụ nữ cũng rất thiệt thòi trong việc thăng tiến và hưởng thụ các lợi ích từ

hoạt động quản lí. Điều này không chỉ tồn tại trong xã hội xưa mà còn ảnh hưởng trong cả xã hội hiện đại ngày này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)