II. PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
1. Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lí của người lãnh đạo, đến tập hợp và thu hút những người thừa hành trong quá trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Ở nước ta, trong những năm gần đây phong cách lãnh đạo đã được quan tâm nghiên cứu. Có những luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ Tâm lí học đã nghiên cứu về phong cách lãnh đạo ở một số khách thể nhất định. Song những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu về mặt lí luận của phong cách lãnh đạo thì hầu như chưa có. Do vậy, nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách lãnh đạo là nhiệm vụ cần thiết của Tâm lí học quản lí ở nước ta hiện nay.
1.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo
Trong tâm lí học nước ngoài đã có một số nghiên đầu về phong cách lãnh đạo, đặc biệt là các nhà tâm lí học Xô viết. Trong số các nhà tâm lí học Xô viết nghiên cứu về phong cách lãnh đạo phải kể đến A.L. Xvenxinsky, P.X. Xakurop, A.L.Zurapnop, V.Pa. Rupakhin... Trong số các nghiên cứu của tâm lí học phương Tây phải kể tới nghiên cứu của K. Lewin.
Đã có một số định nghĩa về phong cách lãnh đạo, điểm chung của các định nghĩa này là đều xem phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp mà người lãnh đạo sử dụng trong hoạt động quản lí của mình để tác động đến những người thừa hành.
Phân tích các định nghĩa về phong cách lãnh đạo chúng ta có thể đi đến khái niệm chung như sau:
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những người dưới quyền.
Theo A.L. Xvenxinsky (1986), hệ thống các phương pháp này được người lãnh đạo sử dụng để thông qua quyết định, giao tiếp với những người dưới quyền. Theo P.X. Xakurop (1982), việc tìm hiểu phong cách lãnh đạo trước hết cần xem xét vấn đề về chức năng và cấu trúc của nó. Theo ông, chức năng chung của phong cách lãnh đạo thể hiện khả năng thích ứng của người lãnh đạo với những điều kiện đặc thù của hoạt động quản lí. Chức năng này được xem xét như là sự thống nhất giữa hai chức năng thành phần:
Chức năng thứ nhất - sự thích ứng của hoạt động quản lí đối với các điều kiện khách quan bên ngoài (thích ứng với môi trường).
Chức năng thứ hai - sự thích ứng của hoạt động quản lí đối với chủ thể của chính hoạt động quản lí (tự thích ứng với bản thân).
P.X. Xakurop gọi chức năng thứ nhất là chức năng xã hội của phong cách lãnh đạo và chức năng thứ hai là chức năm tâm lí của phong cách lãnh đạo. Như vậy, phong cách lãnh đạo là các phương pháp quản lí được hình thành dựa trên sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan của môi trường và các yếu tố chủ quan của người lãnh đạo.
Trong Tâm lí học Xô viết, phong cách lãnh đạo được xem là điều kiện tiên quyết và là kết quả của mức độ phát triển của nhóm (tổ chức). Phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào hoạt động chung của tổ chức. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào các quan hệ liên nhân cách trong tổ chức.
1.2. Các kiểu loại phong cách lãnh đạo cơ bản
Khi nói tới các kiểu loại phong cách lãnh đạo cơ bản hầu hết các nhà tâm lí học đều đồng tình với cách phân loại của K. Levin. Có thể xem đây là cách phân loại kinh điển về phong cách lãnh đạo trong tâm lí học.
Theo K. Levin có ba phong cách lãnh đạo cơ bản: - Phong cách lãnh đạo độc đoán.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ. - Phong cách lãnh đạo tự do.
1.2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết.
Một số đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo độc đoán
a) Đặc điểm của phong cách này là công việc quản lí do một người lãnh đạo chịu trách nhiệm. Chính anh ta là người đưa ra quyết định, điều chỉnh và kiểm tra hoạt động của tổ chức. Việc khen thưởng, kỉ luật mang tính chủ quan, mệnh lệnh đưa ra không theo một hệ thống.
b) Chất lượng của quyết định quản lí phụ thuộc vào thông tin mà người lãnh đạo thu nhận được, phụ thuộc vào năng lực phân tích thông tin của anh ta. Quyết định thường ngắn gọn, rõ ràng. Việc ra quyết định quản lí phụ thuộc vào uy tín và năng lực thuyết phục của người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo dân chủ còn được gọi là phong cách lãnh đạo tập thể, phong cách lãnh đạo bạn bè, thân mật.
Một số đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo dân chủ
a) Phong cách này dựa trên sự trao đổi rộng rãi, tích cực của người lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức. Phạm vi và mức độ của sự trao đổi tuỳ thuộc vào tính chất, yêu cầu của việc ra quyết định quản lí. Quyết định được thông qua tại cuộc họp chung của tổ chức hoặc dựa trên sự bàn bạc, trao đổi, trên các thông tin do các thành viên đưa ra, người lãnh đạo sẽ ra quyết định quản lí.
b) Phong cách này làm tăng thêm việc tiếp nhận thông tin từ phía các thành viên của nhóm, làm bớt căng thẳng trong quá trình ra quyết định. Phong cách quản lí này cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn cho nên đòi hỏi người lãnh đạo phải có những phẩm chất như: Khả năng hiểu biết con người, kĩ thuật điều khiển các cuộc họp, biết chuẩn bị các cuộc thảo luận của nhóm... Người lãnh đạo và nhóm cần học cách tiếp xúc với nhau.
1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo này còn được gọi là phong cách lãnh đạo vô chính phủ, phong cách lãnh đạo theo chủ nghĩa tự do, phong cách lãnh đạo trung lập, phong cách lãnh đạo không liên kết, phong cách lãnh đạo dung túng, làm ngơ, phong cách lãnh đạo hình thức.
Đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách này ít tồn tại và áp dụng trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, ở đây chức năng và các quyết định quản lí hoàn toàn do thành viên của tổ chức quyết định. Tổ chức trở thành "Nhóm không có người lãnh đạo" (trên thực tế người lãnh đạo vẫn tồn tại) Thiếu người lãnh đạo nhóm sẽ rối loạn, các lực lượng sẽ phân tán theo các nhóm nhỏ hơn.
1.2.4. Một số kiểu phong cách lãnh đạo khác
Ngoài các phong cách lãnh đạo cơ bản trên, dựa vào tính chất thực tế chúng ta có thể chỉ ra một số phong cách lãnh đạo cụ thể sau: phong cách lãnh đạo quyết đoán; phong cách lãnh đạo ôn hoà, trung dung; phong cách lãnh đạo quan liêu mệnh lệnh; phong cách lãnh đạo sâu sát, tỉ mỉ, gần gũi quần chúng...
1) Phong cách lãnh đạo quyết đoán
Đây là một hình thức cụ thể của phong cách lãnh đạo độc đoán. Đây là phong cách quản lí mà người lãnh đạo quyết định các vấn đề một cách nhanh chóng, dứt khoát, mạnh bạo và không do dự. Thuật ngữ "quyết đoán" được dùng với ý nghĩa tích cực nhiều hơn, trong khi đó thuật ngữ "độc đoán" thường khiến người ta liên tưởng đến khía cạnh tiêu cực của vấn đề.
Đây là một dạng của phong cách lãnh đạo dân chủ. Nếu phong cách lãnh đạo dân chủ dựa vào trí tuệ, thông tin đông đảo của các thành viên trong tập thể, thì phong cách lãnh đạo ôn hoà, trung dung có điểm khác biệt là người lãnh đạo trong tổ chức hoạt động chung của tập thể cố gắng tạo ra sự cân bằng giữa các lực lượng, điều hoà lợi ích, điều hoà các mối quan hệ giữa các bộ phận, các nhóm nhỏ, các nhóm không chính thức... tránh các mâu thuẫn, xung đột để tạo nên sự ổn định, thống nhất trong trong tổ chức. Trong thực tiễn, phong cách này được nhiều người lãnh đạo sử dụng, nhất là trong các tổ chức có một số cá nhân hay thủ lĩnh có thái độ đối lập với người lãnh đạo.
3) Phong cách lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh
Chúng ta có thể xem đây như một dạng phong cách lãnh đạo, phát triển từ phong cách lãnh đạo độc đoán. Song, điểm khác của phong cách lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh với phong cách lãnh đạo độc đoán ở chỗ người lãnh đạo thoát li thực tế, xa rời quần chúng. Người lãnh đạo hành động theo suy nghĩ và cách thức chủ quan của mình, không tính đến (trên thực tế không biết được) tâm tư, nguyện vọng, thái độ của những người thừa hành
4) Phong cách lãnh đạo sâu sát, tỉ mỉ, gần gũi quần chúng
Trái ngược với phong cách lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh là phong cách lãnh đạo sâu sát, tỉ mỉ, gần gũi quần chúng. Đây là một dạng của phong cách lãnh đạo dân chủ. Người lãnh đạo không chỉ tranh thủ ý kiến của các thành viên trong tổ chức tại quá trình ra quyết định, mà luôn gần gũi họ, sâu sát, biết được nhu cầu, nguyện vọng của họ. Phong cách lãnh đạo này làm tăng thêm uy tín của người lãnh đạo, tăng thêm sự ủng hộ của mọi người đối với người lãnh đạo.
Công tác quản lí ngày nay đã trở nên phức tạp hơn, người lãnh đạo không chỉ cần có phẩm chất đạo đức và trí tuệ hiểu biết tốt thông tin, biết quyết định và kiểm tra mà phải có thêm nhiều phẩm chất mới để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện đòi hỏi của xã hội, đặc biệt người lãnh đạo phải có óc phê phán, phải linh hoạt, biết "thích nghi" và biết sử dụng các vai khác nhau trong tình huống cần thiết.
1.3. Những ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán và dân chủ
Không nên cho rằng phong cách lãnh đạo này "tốt hơn", phong cách kia "kém hơn". Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Phong cách lãnh đạo độc đoán không thu hút được trí tuệ của tập thể, không thu hút được sự tham gia của các thành viên trong tập thể và quá trình ra quyết định và giải quyết các vấn đề của tổ chức. Về lâu dài phong cách độc đoán dẫn đến kết quả cản trở tinh thần đoàn kết, tăng thêm bộ máy quan liêu trong tổ chức, thúc đẩy quá trình hình thành các nhóm không chính thức.
- Phong cách độc đoán đơn giản và linh hoạt. Người lãnh đạo không cần giải thích nhiều lần, anh ta chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do mình đảm nhận.
Phong cách này làm hạn chế tinh thần trách nhiệm của mỗi người dưới quyền, đưa họ tới tình trạng thu động và ỷ lại, không phát huy được sáng kiến của các thành viên trong nhóm.
- Phong cách dân chủ cho phép tất cả các thành viên được tham gia, tự do thể hiện những ý kiến của cá nhân mình. Trong trường hợp này người lãnh đạo biết rõ hơn các thành viên trong nhóm của mình suy nghĩ như thế nào. Phong cách này đòi hỏi nhiều thời gian, cho nên không đáp ứng được những yêu cầu của các công việc cần được quyết định nhanh chóng. Sự tham gia rộng rãi của mọi người trong một số trường hợp không đảm bả được tính bí mật của công việc mà lẽ ra cần phải có. Phong cách dân chủ cũng đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức và sự điềm tĩnh.
Trong hoạt động quản lí, người lãnh đạo không nên áp dụng một cách tuyệt đối phong cách này hay phong cách kia. Hai phong cách lãnh đạo này bổ sung cho nhau và cần phải vận dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả cao trong công tác quản lí nhóm. Việc áp dụng một trong hai phong cách vào những thời điểm cần thiết đưa vào các yếu tố sau: mức độ khẩn cấp của nhiệm vụ, các phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo, số lượng thành viên của nhóm, mức độ hiểu biết, nhận thức của họ, v.v...
Bảng 7: So sánh các đặc điểm của hai phong cách lãnh đạo Phong cách độc đoán Phong cách dân chủ
Ra quyết
định
Thông tin
Người lãnh đạo tự thu thập thông tin để sử dụng cho việc ra quyết định.
Người lãnh đạo thông báo cho những người dư quyền và nhận thông tin từ phía họ. Đánh giá Người lãnh đạo tự mình đánh giá hay sử dụng sự giúp đỡ của một số trợ lí.
Người lãnh đạo biết rõ ý kiến của nhưng người dư quyền và trao đổi và họ các quan điểm của mình.
Lựa chọn quyết định
Người lãnh đạo lựa chọn quyết đỉnh một mình hay với sự giúp đỡ của một người lãnh đạo cấp dưới.
Người lãnh đạo lựa chọn quyết định cùng các thành viên của tổ chức. Mức độ rõ ràng của quyết định Các mệnh lệnh, chỉ thị rõ ràng, ngắn gọn, chính xác. Chúng được truyền từ người lãnh đạo đến những người dưới quyền.
Thảo luận, giải quyết những vấn đề được mọi người quan tâm. Mức độ rô ràng của thông tin phụ thuộc vào kết quả thảo luận chung của tập thể.
Ra quyết Người lãnh đạo sử dụng quyền hạn, khả năng, sự
Các thành viên tham gia vào việc trao đổi thông tin,
định
am hiểu. uy tín của mình để ra các quyết định quản lí.
thảo luận để đưa ra quyết định cuối cùng.
Sự tác động qua lại
Kế hoạch chung chỉ có ở người lãnh đạo.
Mỗi người đều biết công việc của mình và của người khác.
Kiểm tra việc thực hiện các quyết định
Người lãnh đạo quan sát và kiểm tra liên tục.
Người lãnh đạo và các bộ phận quản lí kiểm tra quyết định và kết quả thực hiện công việc.