Ảnh hưởng của tính cách đến hoạt động thực tiễn của con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 76 - 82)

II. ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC

3. Ảnh hưởng của tính cách đến hoạt động thực tiễn của con ngườ

Tính cách có ảnh hưởng và in dấu lên toàn bộ hành vi của cá nhân. Một người sôi nổi, năng động thì sẽ hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng. Một người có ý thức trách nhiệm và tinh thần kỉ luật kém thì khó thể hoàn thành công việc được giao một cách có chất lượng tốt. Một người hào hiệp, vị tha thì luôn sẵn sàng giúp đỡ và sống vì người khác...

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước về các đặc điểm tâm lí của các dân tộc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (2004 - 2005) chúng tôi đã phát hiện ra người Kinh ở hai khu vực này có nhiều nét tính cách tích cực, những nét tính cách này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của các gia đình người Kinh và sự phát triển kinh tế xã hội của hai khu vực này nói chung.

Người Kinh ở khu vực này được đánh giá cao ở các nét tính cách như khôn ngoan, nhanh nhẹn, giỏi giang, có ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo, cần cù chịu khó và tiết kiệm. Những phẩm chất này có thứ bậc cao nhất trong số các nét tính cách được khảo sát. Đây là những phẩm chất có thể đảm bảo cho cộng đồng dân cư này có khả năng tổ chức sản xuất và phát triển tốt kinh tế gia đình (Số liệu bảng 8).

Những phẩm chất tâm lí này là cơ sở để tạo nên năng lực sản xuất kinh doanh tốt và mức sống khá tốt của người Kinh ở Tây Nguyên.

Trong số các nét tính cách của người Kinh được các dân tộc Tây Nguyên đánh giá cao thì nét tính cách có ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo được đánh giá cao nhất. Nét tính cách này được biểu hiện như sau:

Người Kinh khi di cư đến Tây Nguyên, đặc biệt là sau 1975 là những gia đình thuộc diện khó khăn, đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc di cư tự do. Họ đến đây với một số vốn ít ỏi hoặc nhiều gia đình không có vấn ban đầu, nhưng với bản chất cần cù, chăm chỉ và cần kiệm, các hộ gia đình người Kinh tăng dần vốn tích luỹ của mình. Mặt khác, họ biết tính toán trong sản xuất Họ dùng số vấn ban đầu mua đất của các dân tộc bản địa để trồng cà phê. Số đất canh tác tăng lên hàng năm, điều đó cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập. Các gia đình người Kinh nhanh chóng tiếp thu được kĩ thuật chăm bón cà phê, cao su, đậu hồ tiêu. Phẩm chất này của người Kinh đã được hình thành qua các thời kì lịch sử của dân tộc.

Ngoài việc mua đất sản xuất, người Kinh đã nhanh chóng nhận ra hiệu quả của việc thu gom, mua hạt cà phê của gia đình các dân tộc để bán cho các công ti nhà nước. Hoạt động này đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người Kinh.

Bảng 8: Sự đánh giá về các nét tính cách của người Kinh ở Tây Nguyên

TT Các nét tính cách Đánh giá của các dân tộc

(%) Thứ bậc 1 Khôn ngoan 85.2 4 2 Nhanh nhẹn 88.9 3 3 Giỏi giang 91.0 1 4 Cần cù, chịu khó 79.8 5 5 Tết kiệm 79.6 6

6 Có ý chí vươn lên thoát

khỏi đói nghèo 91.0 1

7 Thật thà 24.8 8

8 Dễ gần 57.5 7

9 Rụt rè, e thẹn 10.7 9

Cùng với hoạt động sản xuất là hoạt động dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày của các dân tộc tại các buôn làng. Hoạt động này cũng đem lại hiệu quả cao, vì các các tổ chức thương nghiệp quốc doanh hầu như không hoạt động.

Một vấn đề cần được lí giải là: Nét tính cách có ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo của người Kinh được hình thành như thế nào? Nghiên cứu các tài liệu ta thấy sự hình thành phẩm chất tâm lí này phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, vào điều kiện tự nhiên và kinh tế của chúng ta.

Nhìn lại lịch sử dân tộc ta thấy đất nước ta tuy có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí và tự nhiên, song chúng ta cũng luôn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là điều kiện thiên nhiên khí hậu khắc nghiệt (bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, giá rét, chiến tranh...), cùng với nền kinh tế tiểu nông với kĩ thuật lạc hậu, với tư duy nhỏ lẻ, manh mún là những yếu tố dẫn tới năng suất thấp, thu nhập thấp và đời sống khó khăn. Có thể nói người nông dân xưa luôn luôn phải đối mặt với đói nghèo, thiếu thơn và với bao khó khăn vất vả. Chính môi trường sống đầy khắc nghiệt đó đã hình thành nên ở con người Việt Nam một nét tính cách, một phẩm chất tâm lí: Đó là ý chí vươn lên để khắc phục khó khăn, để thoát khỏi đói nghèo. Khát vọng về một cuộc sống đầy đủ ấm no thể hiện rất rõ trong suy nghĩ và hành động của người dân Việt. Song trong một thời kì dài của lịch sử, khát vọng này bị kìm nén. Đó là tư tưởng xem nhẹ khoa học kĩ thuật (lấy kinh nghiệm làm chính) và tư tưởng Nho giáo đánh giá thấp hoạt động thương mại (Sĩ, Nông, Công, Thương), cùng với chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa tập thể đã không tạo điều kiện cho ý chí này có cơ hội phát triển. Từ khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế thì ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo có nhiều cơ hội và điều kiện để trở thành hiện thực.

Khi người Kinh di cư đến Tây Nguyên - mảnh đất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt (nhất là trồng các cây công nghiệp) thì ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo có điều kiện bộc lộ và thể hiện, nhất là để thoát khỏi cuộc sống nghèo đói của các gia đình trước khi di cư đến mảnh đất cao nguyên này.

Môi trường sống khó khăn, khắc nghiệt mà chúng ta phân tích ở trên cũng là một điều kiện quan trọng để hình thành phẩm chất cần cù, tiết kiệm của người Việt Nam. Từ lâu nhân dân ta đã có quan niệm "Được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng". Người nông dân luôn luôn lo lắng đến sự mất mùa, đến những bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống. Do vậy, trong suy nghĩ của họ tiết kiệm, chắt chiu là cần thiết trong cuộc sống. Khi di cư đến Tây Nguyên, điều kiện sản xuất thuận lợi, sản xuất của người Kinh càng ngày càng phát triển, thu nhập, mức sống tăng lên, nàng người Kinh vẫn giữ được đức tính tiết kiệm, cần cù. Họ cho đó như là một điều kiện cần thiết để có một cuộc sống tốt hơn, để thoát khỏi đói nghèo và vươn lên là giàu.

Về các nét tính cách của người Kinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Người Kinh chiếm đa số ở khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long, sang chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp là chính, có tham gia hoạt động kinh doanh, nhưng hoạt động này ở mức độ thấp

hơn nhiều so với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm hoạt động thực tiễn này có ảnh hưởng lớn đến tính cách của người Kinh ở khu vực này.

Phân tích số liệu bảng 2 cho thấy người Kinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá cao ở các nét tính cách như: cần cù, quan tâm đến người khác, nhanh nhẹn, tháo vát, khôn khéo, biết tính toán.

Nói về tính cần cù của người Kinh vùng đồng bằng sông Cửu Long chúng ta cần phân tích về tiến trình định cư và khai phá của người Kinh ở khu vực này.

Người Kinh đến định cư và khai phá vùng đất đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỉ XVII. Họ là những người nông dân và thợ thủ công nghèo khổ ở các tỉnh phía Bắc do không chịu nổi sự áp bức, bót lột tàn bạo của giai cấp phong kiến, của hậu quả từ chiến tranh Trịnh - Nguyễn vào khu vực này để tìm đường sinh sống. Vùng đồng bằng sông Cửu Long khi ấy vẫn là vùng đất hoang vu chưa được khai phá, dân cư thưa thớt. Sau đó người Kinh di cư đến ngày càng nhiều. Cho đến thế kỉ XVIII, lớp cư dân mới đến chủ yếu là người Kinh đã đặt chân đến nhiều nơi của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Điều đáng nói ở đây là đất đai Nam Bộ vào thế kỉ XVII, XVIII là rừng hoang cỏ rậm, trũng thấp sình lầy, cho nên trong quá trình khai hoang, sản xuất người dân vừa phải đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa phải chống lại các thú dữ, cá sấu, muỗi, rắn rết, cũng như nhiều thứ bệnh tật hiểm ác. Nhiều câu ca dao nói về vùng đất này thời bấy giờ còn lưu truyền lại đến ngày nay như: "Đến đây đất nước lạ lùng, con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh" (Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, 1992).

Bảng 9: Các dân tộc đánh giá về các nét tính cách của người Kinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long TT Đánh giá các nét tinh cách Đánh giá của người Hoa (%) Đánh giá của người Khơ me (%) Đánh giá của người Chăm (%) Chung Thứ bậc 1 Biết tính toán 67.0 88.7 91.4 82.3 3 2 Biết tận dụng cơ hội 59.1 82.5 86.4 76.0 7

3 Khôn khéo 73.9 84.0 88.9 82.2 4

4 Nhanh nhẹn, tháo vát 72.2 85.5 87.7 81.8 5

5 Tiết kiệm 53.9 71.2 61.7 62.2 8

7 Thật thà 46.1 43.0 37.0 42.0 10 8 Vị tha, độ lượng 46.1 51.3 38.3 45.2 9 9 Quan tâm đến người

khác

78.3 84.6 93.8 85.5 1

10 Cởi mở 78.3 84.6 93.8 77.0 6

11 Rụt rè, kín đáo 33.7 31.9 29.8 31.8 11

Môi trường thiên nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có chứa đựng những yếu tố thuận lợi và cả những khó khăn thách thức. Chẳng hạn, đất đai màu mỡ giúp cho trồng cây tốt, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho cỏ dại phát triển. Tình trạng ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước ngọt vào mùa khô là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại chuột bọ, sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển. Trong thời kì đầu khai phá, vì các điểm vỡ hoang thường nằm lọt giữa vùng hoang vu rậm rạp, nên người dân luôn luôn phải đương đầu với hùm beo, cá sấu, rắn rết. Mặt khác, sau khi khai hoang vỡ đất xong thì canh tác như thế nào cho hiệu quả lại là một việc không đơn giản. Việc lựa chọn phương thức canh tác cho thích hợp với mỗi loại ruộng, lựa chọn các loại giống lúa phù hợp với tính chất của từng loại ruộng đòi hỏi phải có sự sáng tạo.

Bằng tất cả nỗ lực lớn lao và những sáng kiến phong phú trong lao động, chỉ trong vòng 200 năm (tính đến giữa thế kỉ XIX) những cư dân người Kinh và các thế hệ con cháu của họ đã chinh phục, cải biến một cách cơ bản vùng đất đồng bằng sông Cửu Long và đã thu được những kết quả to lớn.

Có thể nói, để khai phá, tạo lập cuộc sống mới ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Kinh từ thế hệ này qua thế hệ khác phải khắc phục muôn vàn khó khăn. Về điều này Lê Quý Đôn đã viết: "Những người di cư ra sức chặt phá cây cối, cắt cỏ rậm, mở mang đất đai thành những vùng đất bằng phẳng (Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, trang 243). Chính cuộc khẩn hoang vô cùng gian nan, vất vả đó đã góp phần quan trọng tạo nên đức tính cần cù chịu khó, chắt chiu và sáng tạo, tiết kiệm của người Kinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điều đáng chú ý là sau khi khẩn hoang xong, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vùng đất trù phú, rất thuận lợi cho việc canh tác và sinh sống của người dân. Có lẽ vì vậy mà sự cần cù, chịu khó và đặc biệt là tính tiết kiệm đã giảm đi. Trải qua năm tháng và thế hệ khác nhau, sự tiêu pha thoải mái, ít lo toan đã trở thành một nét tính cách của người Kinh ở đây.

Khi đánh giá về tính tiết kiệm của của người Kinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, các dân tộc anh em: Hoa, Khơ me và Chăm đánh giá không cao. Nét tính cách này xếp thứ 8 trong 11 nét tính cách được khảo sát. Điều này cho thấy người Kinh ở khu vực này hiện nay chưa thật tiết kiệm trong sinh hoạt, tổ chức cuộc sống hàng ngày và trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Điều này được lí giải như sau:

Khi nói đến vùng đất Nam Bộ, đã có một thời người ta nhắc tới một vùng đất rộng rãi, phì nhiêu, cò bay thẳng cánh, sông rạch chằng chịt, đầy thóc gạo, tôm cá. Cách đây 50 năm, Nam Bộ

đã trở thành một vựa lúa lớn nhất Đông Dương. Khí hậu Nam Bộ lại thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, cho sinh hoạt con người. Nơi ấy chỉ có hai mùa mưa và khô, không nóng quá không lạnh quá, gió bão, lũ lụt cũng ít (Phan An, Nguyễn Thị Nhung). Trong cái thiên nhiên hào phóng ấy, con người sống thoải mái, ít phải lo toan, ít quan tâm đến việc tích luỹ, tiết kiệm, phòng thân. Có lẽ vì vậy mà đã hình thành ở các thế hệ người Kinh ở đây những nét tính cách như sông thoải mái, ít lo toan, tiết kiệm. Và nét tính cách này hiện nay còn thể hiện rất rõ ở người Kinh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Một nét tính cách khác cũng được đánh giá cao ở người Kinh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là tính cởi mở, quan tâm đến người khác. Hai nét tính cách này được xếp thứ hai trong 11 nét tính cách được khảo sát.

Tính cởi mở của người Kinh ở khu vực này thể hiện ở chỗ trong giao tiếp, trong ứng xử họ có phần trực tính, không quá cầu kì, không mang tính nghi thức. Họ cởi mở hơn, thoáng hơn và nói như Trịnh Hoài Đức thì người Nam Bộ còn có tính trọng nghĩa, khinh tài (theo sách Gia Định thành thông chí). Và cũng chính vì vậy mà người Kinh ở đây không thật khôn khéo (nét tính cách này khác với người Kinh ở Bắc Bộ). Nét tính cách khôn khéo chỉ được xếp thứ 6 trong 11 nét tính cách được khảo sát.

Do người Kinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong ứng xử có phần trực tính, không quá cầu kì, không mang tính nghi thức, họ cởi mở hơn, thoáng đạt, cho nên họ cũng là những người vị tha, độ lượng.

Một số nét tính cách cũng được đánh giá khá cao của người Kinh vùng đồng bằng sông Cửu Long là biết tính toán, biết tận dụng cơ hội, nhanh nhẹn, tháo vát và đây cũng là những điều kiện quan trọng để họ sản xuất, kinh doanh tốt, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Sự hình thành các nét tính cách này có thể được lí giải như sau:

Ngay từ giữa thế kỉ 18, sản xuất hàng hoá đã phát triển, buôn bán trở thành một hoạt động kinh tế khá sôi động ở Nam Bộ. ỏ đây, đã xuất hiện nhiều thị tứ, tụ điểm buôn bán sầm uất, trong đó một số điểm đã trở thành những trung tâm thương mại và giao dịch với bên ngoài nổi tiếng như thương cảng Cù Lao Phố (thuộc Biên Hoà ngày nay), thương cảng Sài Gòn (Chợ Lớn ngày nay), thương cảng Hà Tiên, thương cảng Bãi Xấu, phố chợ Mĩ Tho... (Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, 1992). Đặc biệt, việc buôn bán ở thương cảng Cù Lao Phố là trung tâm buôn bán sầm uất nhất của vùng Đồng Nai - Gia Định trước năm 1776, theo sự mô tả trong sách Gia Định thành thông chí thì nơi đây "Lầu quá đôi tầng rực rỡ bên sông, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tầu biển, ghe sông đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn đâu hết" (Gia Định thành thông chí, quyển 4, trang 28a). Việc buôn bán ở đây được tổ chức khá bài bản, khéo léo và mang tính chất kinh doanh lớn. Theo một số tác giả khác như Phan An và Nguyễn Thị Nhung, hoạt động kinh tế hàng hoá từ bên ngoài đã ảnh hưởng khá sớm đến vùng đất và con người Nam Bộ.

Ngoài các thương cảng, thị tứ nói trên, mạng lưới các chợ cũng sớm hình thành ở giao điểm các trục lộ đường thủy hay đường bộ nơi có các bến đò hay các sở lị hành chính. Có thể kể ra các

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)