VI. CẢM XÚC VÀ TÂM TRẠNG
1. Sự cần thiết của việc đào tạo nghề cho người lao động ở nước ta hiện nay
Việc đào tạo nghề cho người lao động trong các tổ chức, nhất là các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là nhiệm vụ rất bức xúc và cần thiết. Nhiệm vụ này xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế của đất nước. Bởi vì, gần 1/2 dân số nước ta là lực lượng lao động và hầu hết trong số họ (hơn 85%) là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề (Lê Ái Lâm, 2001). Theo thống kê, vào thời điểm hiện nay (năm 2003) chúng ta vẫn còn 60% thanh niên tốt nghiệp phổ thông trung học chưa được đào tạo nghề, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì tỉ lệ này cao hơn nhiều.
Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đòi hỏi những tổ chức từ cơ quan hành chính sự nghiệp đến doanh nghiệp, địa phương phải quan tâm đến việc đào tạo tay nghề cho người lao động. Vì có như vậy chúng ta mới đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, của công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới, chúng ta đã thiếu lao động lành nghề một cách khả trầm trọng. Cơ cấu lao động của chúng ta còn nhiều bất cập. Ở các nước công nghiệp hoá trên thế giới, cơ cấu lao động là 35% lao động phổ thông (chưa được đào tạo nghề), 35% là lao động lành nghề 24,5% là kĩ thuật viên, 5% là kĩ sư và 5% là chuyên viên cao cấp. Theo báo cáo của Uỷ ban Văn hoá giáo dục thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tại kì họp thứ 8, khoá IX (tháng 11/1999) thì ở nước ta có 87% lao động không được đào tạo nghề, chỉ có 8% công nhân lành nghề, 2% kĩ sư. Mặt khác, sự bất cập về cơ cấu lao động ở nước ta còn thể hiện ở tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ " - số công nhân lành nghề ít hơn số lao động có trình độ đại học và sau đại học. Theo thống kê, năm 1995, khu vực nhà nước ở nước ta sử dụng 91,5% lao động có trình độ đại học, khu vực tư nhân chỉ sử dụng 2,9% số lao động này: Tỉ lệ
lao động có trình độ đại học, kĩ thuật viên và công nhân là 1 - 1,5 - 2,5, trong khi đó tỉ lệ này ở các nóc Đông Nam Á là 1 - 4 - 10 (Lê ái Lâm, 2001).
Sự đào tạo nghề cho người lao động ở nước ta còn xuất phát từ đòi hỏi của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, các văn phòng đại diện các khu công nghiệp đang rất phát triển ở nước ta hiện nay. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, năm 1999 đã có 880 doanh nghiệp nhà nước, 800 văn phòng đại diện công ti nước ngoài, 328 doanh nghiệp địa phương, 230 dự án đầu tư nước ngoài và 1400 công ti trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Với số lượng doanh nghiệp này thì thị trường Hà Nội cần 1,1 tiệu lao động với các ngành nghề khác nhau, đặc biệt là lao động có tay nghề cao (Nguyễn Minh Đức, 1999). Không chỉ ở Hà Nội, mà ở nhiều địa phương việc đào tạo nghề cho người lao động cung cấp cho các khu công nghiệp cũng trở nên rất bức xúc, nhất là các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên...
Trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo nghề cho người lao động, nhất là đối với số thanh niên không thi vào được đại học và cao đẳng. Tuy vậy, việc đào tạo nghề của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Theo sự phân tích của tác giả Lê ái Lâm (2001), thì việc dạy nghề hiện nay còn một số hạn chế sau:
- Thứ nhất, có sự suy giảm đáng kể đào tạo nghề dài hạn, mất cân đối với đào tạo nghề ngắn hạn. Hệ thống đào tạo nghề của ta còn chậm thích ứng với nền kinh tế thị trường, với sự hội nhập và mở cửa.
- Thứ hai, quy mô đào tạo của các trường trung học dạy nghề còn quá nhỏ, trên 50% số trường có quy mô dưới 500 học sinh/ năm. Trước sức ép của nhu cầu đào tạo thực tế, nhiều trường đã bị quá tải.
- Thứ ba, chất lượng đội ngũ giáo viên còn bất cập. Do tình trạng quá tải về đào tạo nên dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên.
Mặt khác, nhiều giáo viên chưa cập nhật được kiến thức mới, nhất là kiến thức chuyên môn về kĩ thuật nghề.
- Thứ tư, nhu cầu đào tạo nghề phần lớn còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ với sự phát triển của kinh tế đất nước. Phần lớn các trung tâm dạy nghề tập trung ở khu vực đô thị, rất ít các cơ sở đào tạo nghề ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi rất cần những người lao động nông nghiệp được cung cấp các tri thức về sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, tăng năng suất lao động.
- Thứ năm, ở nước ta đang tồn tại một nghịch lí là tỉ lệ thất nghiệp ở cả khu vực đô thị và nông thôn chiếm một tỉ lệ đáng kế, dao động từ 6 9%, trong khi đó ở các khu công nghiệp và chế xuất lại thiếu lao động lành nghề, các kĩ thuật viên.
- Thứ sáu, chế độ tiền lương, tiền công, đãi ngộ của chúng ta còn chưa khuyến khích được lực lượng lao động được đào tạo nghề, đặc biệt là thanh niên có trình độ đại học trở lên làm việc
tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Con em của các vùng nông thôn sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng xong đều tìm cách ở lại thành phố, khu đô thị, không muốn quay về nông thôn làm việc. Vì ở thành phố, đô thị có thu nhập cao hơn, có điều kiện phát triển tay nghề tốt hơn, có điều kiện sống tốt hơn. Nhiều người sống ở thành phố mặc dù không tìm được việc làm đúng chuyên môn song vẫn muốn ở thành phố, vì thu nhập tốt hơn nông thôn và chờ cơ hội tìm việc thích hợp.