MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA TỔ CHỨC CẦN ĐƯỢC CHÚ Ý TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 104 - 105)

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA TỔ CHỨC CẦN ĐƯỢC CHÚ Ý TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ QUẢN LÍ

Created by AM Word2CHM

I. TỔ CHỨC – ĐỐI TƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 3: TÂM LÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC Chương 10: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC

Con người không tồn tại và hoạt động một cách đơn lẻ mà luôn luôn gắn mình vào các nhóm xã hội. Hoạt động và giao tiếp trong các nhóm là nhu cầu không thể thiếu được của con người từ những năm tháng đầu tiên đến những ngày cuối cuộc đời. Theo A.Com te (1798 - 1857), cá nhân là một thực thể xã hội. Ông cho rằng, mọi người sinh ra đều gắn chặt với một hoặc một số nhóm, anh ta được xã hội nhào nặn ra. Như vậy, không có con người biệt lập, phi xã hội.

Như đã phân tích ở trên, cá.nhân là đối tượng của hoạt động quản lí, thì tổ chức - nơi mà các cá nhân cùng nhau tiến hành hoạt động chung tất yếu phải là đối tượng của hoạt động quản lí Thực tế mục đích của hoạt động quản lí là quản lí tập thể người, chứ không phải là quản lí những cá nhân riêng lẻ.

Khái niệm tổ chức

Tổ chức là một tập hợp người tạo thành một chỉnh thể có có cấu tạo, cấu trúc và có những chức năng nhất định.

Khi nói đến tổ chức chủ yếu người ta nói đến một nhóm chính thức. Nó được thừa nhận về mặt pháp lí. Mục tiêu hoạt động và nội dung hoạt động của nó phải xuất phát từ lợi ích xã hội.

Tổ chức là tập hợp người trong đó các thành viên có sự tác động qua lại, có sự phối hợp hành động trên cơ sở các mục đích và nhiệm vụ chung.

Tổ chức là nơi các thành viên cùng tiến hành hoạt động chung. Mức độ tương tác giữa các cá nhân trong tổ chức phụ thuộc vào quy mô của nó. Nếu quy mô của tổ chức càng lớn thì sự tương tác giữa các thành viên càng mang tính gián tiếp. Trái lại, quy mô càng hạn chế thì quan hệ liên nhân cách trong tổ chức càng mang tính trực tiếp, sự tác động qua lại giữa các thành viên càng lớn. Chẳng hạn, trong một tổng công ti thì chúng ta khó nhận ra sự tương tác giữa các thành viên, nhưng trong một công ti thành viên của tổng công ti, đặc biệt là trong một xí nghiệp hay bộ phận của công ti thì tác động tương hỗ giữa các thành viên được thể hiện rất rõ nét.

Những yếu tố quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của tổ chức là động cơ, mục đích hoạt động và ẩn giấu sau những yếu tố này là lợi ích - lợi ích của cá nhân, lợi ích của tập thể và lợi ích của xã hội. Trong đó, lợi ích cá nhân như một động lực cho hoạt động của các cá nhân và cho sự phát triển của tổ chức.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về tổ chức như sau:

Tổ chức là nhóm người ở đó các cá nhân có cùng động cơ và mục đích hoạt động, phối hợp với nhau một cách đồng bộ và có hiệu quả trong quá trình thục hiện nhiệm vụ chung. Sự tồn tại và phát triển của nó dựa trên cơ sở thỏa mãn và kết hợp hài hoà giữa các lợi ích cá nhân và là ích chung của tổ chức và lợi ích của xã hội

Với khái niệm này, chúng ta thấy tổ chức có những đặc điểm cơ bản sau:

- Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung (có cùng động cơ, mục đích hoạt động, cùng thực hiện các nhiệm vụ chung).

- Hoạt động chung này được tổ chức rất chặt chẽ và có hiệu quả.

- Ở đây rất cần có sự quan tâm đúng mức, hợp lí và hài hoà đến các lợi ích cá nhân và lợi ích chung (lợi ích của tổ chức và lợi ích của xã hội).

Created by AM Word2CHM

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)