II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA TỔ CHỨC CẦN ĐƯỢC CHÚ Ý TRONG
1. Những biểu hiện mới của tổ chức
Việc chuyển sang cơ chế thị trường và nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sự hội nhập khu vực và thế giới đã tác động sâu sắc đến các tổ chức của chúng ta hiện nay, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cơ quan nhà nước (loại nhóm chính thức).
Tiền đề kinh tế - xã hội này là cơ sở nẩy sinh một loạt yếu tố tâm lí làm cho tổ chức mang nội dung mới:
- Thứ nhất, trong các tổ chức của chúng ta hiện nay, nhu cầu của người lao động đã có những biến đổi lớn - các nhu cầu đã tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng. Sự phát triển nhanh và trước của các nhu cầu đã mâu thuẫn với những biểu hiện dường như trì trệ của cơ chế quản lí cũ - cơ chế quản lí còn chưa thực sự đổi mới kịp sự thay đổi của kinh tế- xã hội của đất nước. Đây là động lực đòi hỏi các tổ chức phải có cách thức quản lí mới, nội dung hoạt động mới.
- Thứ hai, sự phát triển về trình độ chuyên môn, về nhận thức xã hội của người lao động ngày càng được nâng cao. Số người có trình độ đại học, trung học, tay nghề cao ngày một tăng. Do đó, phải tiến hành hoạt động quản lí tổ chức như thế nào để tạo ra các điều kiện cần thiết, phát huy được khả năng của mỗi người trong công việc chung, làm cho công việc trở nên hấp dẫn đối với họ.
- Thứ ba, trong các tổ chức hiện nay, những người quản lí cần đặc biệt quan tâm đến lợi ích của người lao động, phải xem đó như động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy hoạt động của họ, như điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất và chất lượng lao động của cá nhân và tổ chức. Sở dĩ trong các công ti, xí nghiệp ở Nhật Bản, người lao động hết sức tận tụy, làm việc hết mình, với tinh thần trách nhiệm rất cao cho công việc của công ti là vì lợi ích của họ luôn luôn được quan tâm, được đảm bảo một cách kịp thời và chu đáo. Thực tế của chúng ta mấy năm qua cũng chứng minh điều
đó. Ở cơ quan, xí nghiệp nào lợi ích của người lao động được quan tâm thì họ gắn bó với cơ quan, làm việc nhiệt tình cao. Trái lại, ở tổ chức nào mà thu nhập thấp, việc làm không ổn định thì ở đó người lao động ít quan tâm đến công việc chung của tập thể, người ta hướng đến những nhóm khác mà ở đó nhu cầu, lợi ích được đáp ứng. Hiện tượng đình công của một số công ti, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài ở nước ta trong mấy năm gần đây là những minh chứng rất thuyết phục cho vấn đề này.
- Thứ tư, việc xây dựng tổ chức với tư cách là một cộng đồng tâm lí trong điều kiện mới sẽ gặp không ít khó khăn không chỉ về cơ sở vật chất kĩ thuật, về trình độ quản lí, mà gặp phải những khó khăn về tâm lí con người. Những trở ngại tâm lí này xuất hiện, gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ cho hoạt động chung của tổ chức. Đó là các trở ngại tâm lí sau:
+ Trở ngại trong thói quen và lối mòn của nếp quản lí cũ. Cơ chế bao cấp đã tạo ra sự suy nghĩ và hành động xơ cứng, luôn luôn thụ động, chờ đợi ở các quyết định, chỉ thị của cấp trên. Mẫu người này trong cơ chế thị trường không còn phù hợp nữa.
+ Hiện nay chúng ta cần những con người năng động, nhạy cảm, dám nghĩ, dám làm. Chúng ta cần những người quản lí có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức quản lí giỏi.
+ Thay đổi những nếp nghĩ, thói quen đã từng tồn tại hàng mấy chục năm là một việc làm không dễ dàng, nếu không nói là rất khó khăn. Nó đòi hỏi sự phấn đấu và quyết tâm của mỗi người, dám thay đổi và dám hành động một cách tự chủ và sáng tạo.
+ Sự hạn chế về trình độ tay nghề của người lao động, nhất là của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (như đã phân tích ở trên) là một trở ngại không nhỏ trong các tổ chức hiện nay. Do vậy, việc đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người quản lí và người lao động đang đặt ra như nhiệm vụ bức thiết, một yêu cầu bắt buộc hiện nay ở mỗi tổ chức. Có như vậy chúng ta mới thực hiện được việc đổi mới công nghệ, mới có thể tồn tại trong cạnh tranh bằng chất lượn ơ, hình thức và giá cả các sản phẩm.