Sự hình thành và phát triển của năng lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 83 - 88)

V. NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

2.Sự hình thành và phát triển của năng lực

Có hai quan điểm về sự hình thành và phát triển của năng lực:

a. Quan điểm 1: Năng lực, đặc biệt tài năng của con người mang tính bẩm sinh. Ở một số ít người, tư chất bộc lộ rất sớm, rõ rệt và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cá nhân. Chẳng hạn, thiên tài âm nhạc Môda, khi lên ba tuổi đã biết chơi đàn, 7 tuổi đã soạn được những bản giao hưởng, 11 tuổi đã viết được những bản hợp xướng. Những "thần đồng” như vậy không có nhiều. Tư chất này cần được chú ý và tạo điều kiện để phát triển.

b. Quan điểm 2: Năng lực hình thành và phát triển trong hoạt động thực tiễn của con người. Nó là kết quả của quá trình giáo dục, tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân. Tư chất là tiền đề tự nhiên của năng lực, là những đặc điểm cơ thể sinh lí bẩm sinh, trong đó có các đặc điểm của hệ thần kinh, bộ não và đen của con người.

Trong cuộc sống, không ít người không thấy biểu hiện mầm mống của năng lực, tư chất đặc biệt khi còn nhỏ, nhưng lại đạt được thành công trong lĩnh vực này hoặc lĩnh vực kia nhờ sự nỗ lực và cố gắng phi thường. Chẳng hạn, nhà bác học lỗi lạc người Đức một nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỉ XX, người sáng lập ra "Thuyết tương đối" nổi tiếng là A. Enstein khi đã ba tuổi còn chưa biết

nói, khi học ở trường phổ thông chỉ đạt học lực trung bình, có những giáo viên đã nói sau này Enstein sẽ chẳng làm được điều gì.

Ở thời Hi Lạp cổ đại Đêmôxten, một người gầy gò, diễn thuyết thiếu hấp dẫn nhưng nhờ công phu và ý chí luyện tập phi thường đã trở thành nhà diễn thuyết số một và nhà hoạt động nổi tiếng.

Lincoln từ một thư kí bình thường ở một hiệu tạp hoá nhỏ, nhờ miệt mài học tập và phấn đấu, ông đã trở thành tổng thống và một vĩ nhân của nước Mĩ.

Để trở thành nhà phát minh thiên tài và để lại cho nhân loại hơn 1000 bằng phát minh sáng chế, Eđixơn đã phải làm việc 18 giờ rưỡi một ngày, khi đã ngoài 50 tuổi mới cho phép mình giảm giờ làm việc.

Geard Depardieu, một trong những ngôi sao điện ảnh Pháp sáng giá nhất hiện nay, khi còn nhỏ sống trong một gia đình bố mẹ luôn bất hoà, xung khắc. Cậu suốt ngày im lặng. Đến khi 7 tuổi cậu đã có những biểu hiện rõ rệt của đứa trẻ bị câm. Bà mẹ phải đưa Depardieu đến chuyên gia chữa trị, sau đó cậu mới may mắn thoát khỏi thế giới câm lặng. Sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình không thuận lợi, tâm sinh lí của cậu phát triển không bình thường. Khi đến trường Depardieu học rất kém, bà mẹ thực sự tin rằng trí tuệ của cậu không phát triển. Năm 11 tuổi, cậu bị đuổi học một năm. Năm 13 tuổi bỏ học và sống cuộc sống bụi đời. Mới 15 tuổi đã phạm nhiều tội vặt, khi đến tuổi trưởng thành anh đã nhận ra lỗi lầm của mình, quyết tâm học tập và phấn đấu theo nghề điện ảnh. Anh đã làm việc không biết mệt mỏi và bằng tất cả sức lực của mình. Công việc cuốn hút, hấp dẫn anh như ma tuý. Đến nay, anh đã tham gia đóng góp hơn 75 bộ phim, nhận được nhiều giải thưởng lớn, là một diễn viên tài năng, được đánh giá cao.

Năm 1932, tại giảng đường của trường Đại học Sobonne, một trường đại học có tên tuổi của Pháp, Suzanne Lavaud một phụ nữ 30 tuổi, bị điếc và câm từ thuở lọt lòng, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn chương trước sự thán phục của mọi người. Từ khi sinh ra Suzanne Lavaud đã bị điếc, do không nghe được tiếng nói của mẹ nên cô bị câm. Được mẹ tận tình dạy dỗ, cô đã vượt mọi gian khổ, quyết tâm tìm cách chống lại số phận khắc nghiệt để học tập và phấn đấu. Thành công của cô là một minh chứng sinh động thể hiện khả năng phi thường của một con người một con người điếc, câm từ khi lọt lòng, bền bỉ, kiên nhẫn học nói, học nghe, học văn hoá để thoát khỏi thế giới thầm lặng của những người tật nguyền xấu số, để hoà nhập với cộng đồng xã hội và chiếm lĩnh được đỉnh cao của tri thức, trở thành người hữu ích cho xã hội.

Vào năm 1961, ở Liên Xô, cũng có một phụ nữ mù và điếc từ nhỏ tên là O.U.C. Xcôrôkhođova, đã quyết tâm phấn đấu để học tập và nghiên cứu khoa học dưới sự dìu dắt và hướng dẫn của nhà hoạt động khoa học và sư phạm I.U.A. Kôcoliauxki. Xcôrôkhođova đã trở thành phó tiến sĩ tâm lí học sư phạm, chuyên viên nghiên cứu của Viện khuyết tật học, thuộc Viện hàn lâm Khoa học giáo dục Liên Xô, tác giả của nhiều bài báo khoa học và ba cuốn sách có giá trị về tâm lí học.

Trong ngành hội hoạ có trường hợp đặc biệt là Christophe Pillault. Lúc nhỏ, Christophe Pillault không chịu nói năng gì cả, cũng chẳng chịu viết gì và luôn di chuyển trong nhà bằng đầu

gối vì cậu ta không chịu đi đứng trên đôi chân như mọi đứa trẻ bình thường khác. Thế nhưng khi lên 6 tuổi, Christophe đã đem những bức tranh vẽ trong trường về nhà khoe với mẹ và làm cho mẹ vô cùng sửng sốt. Rồi càng ngày cậu bé Chnstophe càng hoàn thiện nghệ thuật vẽ tranh của mình hơn. Đến nay, tranh của Christophe được trưng bày khắp các phòng triển lãm tranh nổi tiếng trên thế giới và là một trường hợp thiên tài không thể nào giải thích nổi.

Trên đây là những minh chứng sinh động cho sự phấn đấu và ý chí của con người để đi đến thành công, cho sự hình thành năng lực của cá nhân. Khi nói về điều này Eđixơn đã tổng kết trong một câu nói nổi tiếng: "Thiên tài là 10% của sự hứng khởi (tư chất), còn 90% do công sức lao động, mồ hôi, nước mắt tạo nên" và một nhà khoa học người Pháp cũng đã nói: "Con người ta không mấy khi thành công nhờ sự may mắn, nhưng rất có thể làm nên sự nghiệp bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình”.

Tư chất, năng lực, năng khiếu, đó là những tiềm năng hiện thực ở mỗi cá nhân. Việc phát hiện ra tư chất, phát triển năng lực và hình thành năng khiếu của mỗi người là nhiệm vụ của những người lãnh đạo và tổ chức. Với những người lãnh đạo, khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tập thể mình, cần nắm được tư chất và năng lực của họ, cần tính đến các yếu tố đó để giao nhiệm vụ cho phù hợp - "Chọn đúng người, giao đúng việc”. Có như vậy mới khai thác được tiềm năng ở mỗi con người, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công việc.

Created by AM Word2CHM

V. NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 3: TÂM LÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC Chương 9: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Khái niệm năng lực

Khi nói về các thuộc tính tâm lí của cá nhân, người lãnh đạo cần chú ý tới năng lực của người đó.

Năng lực được hiểu là những phẩm chất của con người tạo cho người đó khả năng hoàn thành có kết quả một loại hoạt động nhất định.

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh thì tính tích cực sáng tạo, năng lực của cá nhân cần được phát huy hơn bao giờ hết.

Năng lực cá nhân có thể phân thành các dạng sau: năng lực chung và năng lực riêng.

- Năng lục chung bao gồm những thuộc tính tâm lí như khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo.

- Năng lực riêng gồm những thuộc tính có ý nghĩa đối với những loại hoạt động nhất định. Ví dụ: Năng lực toán học gồm khả năng tư duy trừu tượng, năng khiếu phân tích, tổng hợp...

Năng lực chung và năng lực riêng có mối liên hệ qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau, năng lực riêng được phát triển dễ dàng và nhanh chóng hơn trong điều kiện tồn tại năng lực chung. Theo V.M. Béchtêrép, bất kì sự sáng tạo nào cũng cần có mức độ tài năng nhất định, cần có sự giáo dục thích hợp. Từ luận điểm này, chúng ta có thể rút ra nhận xét: Các năng lực không phải là tư chất bẩm sinh của con người, tự động bảo đảm cho con người đạt kết quả trong hoạt động nào đó. Năng lực là sự kết hợp những tư chất tự nhiên vốn có của con người và những kết quả hoạt động của người đó.

2. Sự hình thành và phát triển của năng lực

Có hai quan điểm về sự hình thành và phát triển của năng lực:

a. Quan điểm 1: Năng lực, đặc biệt tài năng của con người mang tính bẩm sinh. Ở một số ít người, tư chất bộc lộ rất sớm, rõ rệt và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cá nhân. Chẳng hạn, thiên tài âm nhạc Môda, khi lên ba tuổi đã biết chơi đàn, 7 tuổi đã soạn được những bản giao hưởng, 11 tuổi đã viết được những bản hợp xướng. Những "thần đồng” như vậy không có nhiều. Tư chất này cần được chú ý và tạo điều kiện để phát triển.

b. Quan điểm 2: Năng lực hình thành và phát triển trong hoạt động thực tiễn của con người. Nó là kết quả của quá trình giáo dục, tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân. Tư chất là tiền đề tự nhiên của năng lực, là những đặc điểm cơ thể sinh lí bẩm sinh, trong đó có các đặc điểm của hệ thần kinh, bộ não và đen của con người.

Trong cuộc sống, không ít người không thấy biểu hiện mầm mống của năng lực, tư chất đặc biệt khi còn nhỏ, nhưng lại đạt được thành công trong lĩnh vực này hoặc lĩnh vực kia nhờ sự nỗ lực và cố gắng phi thường. Chẳng hạn, nhà bác học lỗi lạc người Đức một nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỉ XX, người sáng lập ra "Thuyết tương đối" nổi tiếng là A. Enstein khi đã ba tuổi còn chưa biết nói, khi học ở trường phổ thông chỉ đạt học lực trung bình, có những giáo viên đã nói sau này Enstein sẽ chẳng làm được điều gì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở thời Hi Lạp cổ đại Đêmôxten, một người gầy gò, diễn thuyết thiếu hấp dẫn nhưng nhờ công phu và ý chí luyện tập phi thường đã trở thành nhà diễn thuyết số một và nhà hoạt động nổi tiếng.

Lincoln từ một thư kí bình thường ở một hiệu tạp hoá nhỏ, nhờ miệt mài học tập và phấn đấu, ông đã trở thành tổng thống và một vĩ nhân của nước Mĩ.

Để trở thành nhà phát minh thiên tài và để lại cho nhân loại hơn 1000 bằng phát minh sáng chế, Eđixơn đã phải làm việc 18 giờ rưỡi một ngày, khi đã ngoài 50 tuổi mới cho phép mình giảm giờ làm việc.

Geard Depardieu, một trong những ngôi sao điện ảnh Pháp sáng giá nhất hiện nay, khi còn nhỏ sống trong một gia đình bố mẹ luôn bất hoà, xung khắc. Cậu suốt ngày im lặng. Đến khi 7 tuổi cậu đã có những biểu hiện rõ rệt của đứa trẻ bị câm. Bà mẹ phải đưa Depardieu đến chuyên gia chữa trị, sau đó cậu mới may mắn thoát khỏi thế giới câm lặng. Sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình không thuận lợi, tâm sinh lí của cậu phát triển không bình thường. Khi đến trường Depardieu học rất kém, bà mẹ thực sự tin rằng trí tuệ của cậu không phát triển. Năm 11 tuổi, cậu bị đuổi học một năm. Năm 13 tuổi bỏ học và sống cuộc sống bụi đời. Mới 15 tuổi đã phạm nhiều tội vặt, khi đến tuổi trưởng thành anh đã nhận ra lỗi lầm của mình, quyết tâm học tập và phấn đấu theo nghề điện ảnh. Anh đã làm việc không biết mệt mỏi và bằng tất cả sức lực của mình. Công việc cuốn hút, hấp dẫn anh như ma tuý. Đến nay, anh đã tham gia đóng góp hơn 75 bộ phim, nhận được nhiều giải thưởng lớn, là một diễn viên tài năng, được đánh giá cao.

Năm 1932, tại giảng đường của trường Đại học Sobonne, một trường đại học có tên tuổi của Pháp, Suzanne Lavaud một phụ nữ 30 tuổi, bị điếc và câm từ thuở lọt lòng, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn chương trước sự thán phục của mọi người. Từ khi sinh ra Suzanne Lavaud đã bị điếc, do không nghe được tiếng nói của mẹ nên cô bị câm. Được mẹ tận tình dạy dỗ, cô đã vượt mọi gian khổ, quyết tâm tìm cách chống lại số phận khắc nghiệt để học tập và phấn đấu. Thành công của cô là một minh chứng sinh động thể hiện khả năng phi thường của một con người một con người điếc, câm từ khi lọt lòng, bền bỉ, kiên nhẫn học nói, học nghe, học văn hoá để thoát khỏi thế giới thầm lặng của những người tật nguyền xấu số, để hoà nhập với cộng đồng xã hội và chiếm lĩnh được đỉnh cao của tri thức, trở thành người hữu ích cho xã hội.

Vào năm 1961, ở Liên Xô, cũng có một phụ nữ mù và điếc từ nhỏ tên là O.U.C. Xcôrôkhođova, đã quyết tâm phấn đấu để học tập và nghiên cứu khoa học dưới sự dìu dắt và hướng dẫn của nhà hoạt động khoa học và sư phạm I.U.A. Kôcoliauxki. Xcôrôkhođova đã trở thành phó tiến sĩ tâm lí học sư phạm, chuyên viên nghiên cứu của Viện khuyết tật học, thuộc Viện hàn lâm Khoa học giáo dục Liên Xô, tác giả của nhiều bài báo khoa học và ba cuốn sách có giá trị về tâm lí học.

Trong ngành hội hoạ có trường hợp đặc biệt là Christophe Pillault. Lúc nhỏ, Christophe Pillault không chịu nói năng gì cả, cũng chẳng chịu viết gì và luôn di chuyển trong nhà bằng đầu gối vì cậu ta không chịu đi đứng trên đôi chân như mọi đứa trẻ bình thường khác. Thế nhưng khi lên 6 tuổi, Christophe đã đem những bức tranh vẽ trong trường về nhà khoe với mẹ và làm cho mẹ vô cùng sửng sốt. Rồi càng ngày cậu bé Chnstophe càng hoàn thiện nghệ thuật vẽ tranh của mình hơn. Đến nay, tranh của Christophe được trưng bày khắp các phòng triển lãm tranh nổi tiếng trên thế giới và là một trường hợp thiên tài không thể nào giải thích nổi.

Trên đây là những minh chứng sinh động cho sự phấn đấu và ý chí của con người để đi đến thành công, cho sự hình thành năng lực của cá nhân. Khi nói về điều này Eđixơn đã tổng kết trong một câu nói nổi tiếng: "Thiên tài là 10% của sự hứng khởi (tư chất), còn 90% do công sức lao động, mồ hôi, nước mắt tạo nên" và một nhà khoa học người Pháp cũng đã nói: "Con người ta không mấy khi thành công nhờ sự may mắn, nhưng rất có thể làm nên sự nghiệp bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình”.

Tư chất, năng lực, năng khiếu, đó là những tiềm năng hiện thực ở mỗi cá nhân. Việc phát hiện ra tư chất, phát triển năng lực và hình thành năng khiếu của mỗi người là nhiệm vụ của những người lãnh đạo và tổ chức. Với những người lãnh đạo, khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tập thể mình, cần nắm được tư chất và năng lực của họ, cần tính đến các yếu tố đó để giao nhiệm vụ cho phù hợp - "Chọn đúng người, giao đúng việc”. Có như vậy mới khai thác được tiềm năng ở mỗi con người, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công việc.

Created by AM Word2CHM

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 83 - 88)