II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA TỔ CHỨC CẦN ĐƯỢC CHÚ Ý TRONG
4. Một số thay đổi về định hướng giá trị của người lao động hiện nay
Định hướng giá trị là cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ của các giá trị được cá nhân hướng tới và thể hiện nó trong hoạt động thực tiễn, là khả năng phân biệt, lựa chọn các đối tượng của con người theo giá trị và ý nghĩa của chúng.
Định hướng giá trị quy định xu hướng của nhân cách con người như nhu cầu, năng lực, tình cảm v.v...
Đối với những người lãnh đạo, trong hoạt động quản lí tổ chức của mình cần hiểu được định hướng giá trị và những thay đổi về định hướng giá trị của người lao động hiện nay. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Bởi vì, đây là cơ sở để người lãnh đạo hiểu, quan tâm đến người lao động, phát huy tiềm năng của họ, sử dụng họ một cách có hiệu quả.
4.1. Những đặc điểm của định hướng giá trị cũ
Những định trong giá trị cũ là những hướng giá trị đã hình thành và tồn tại trong xã hội nông nghiệp trước đây và trong cơ chế bao cấp vừa qua. Các định hướng giá trị này có các đặc điểm cơ bản sau: a) Gắn liền với nền kinh tế tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc cao; b) Gắn liền với tư duy làm ăn manh mún, nhỏ lẻ; c) Chịu sự tác động của cơ chế tập trung, bao cấp.
4.2. Các yếu tố kinh tế- xế hội tác động đến sự thay đổi định hướng giá trị mở cửa người
lao động hiện nay
Việc thay đổi định hướng giá trị ở người lao động hiện nay là kết quả tác động của một loạt các yếu tố kinh tế xã hội.
Thứ nhất, đất nước đã chuyển từ thời kì chiến tranh giải phóng dân tộc sang thời kì hoà bình và xây dựng đất nước.
Thứ hai, chúng ta đang chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp lấy các biện pháp hành chính, kế hoạch tập trung làm nội dung chủ yếu sang cơ chế thị trường lấy việc hạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm nội dung quản lí, chấp nhận quy luật cạnh tranh và thừa nhận sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Thứ ba, chúng ta phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh tế tri thức.
Thứ tư, chúng ta chuyển đổi từ nền kinh tế tiểu nông, khép kín sang nền kinh tế hàng hoá trên cơ sở mở rộng sự giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá giữa các vùng trong cả nước, hội nhập khu vực và quốc tế.
4.3. Những biểu hiện về sự thay đổi định hướng giá trị ở người lao động hiện nay
a. Trong một thời gian rất dài của lịch sử, người Việt Nam ta vẫn có truyền thống "Coi trọng tình cảm, khinh tiền bạc", "Trọng tình hơn lf... trong quan hệ con người thì nay bên cạnh việc duy trì một số giá trị truyền thống đã xuất hiện xu hướng coi trọng khía cạnh vật chất trong định hướng giá trị của mình.
b. Do sự tác động của nền kinh tế thị trường, trong định hướng giá trị hiện nay của chúng ta đã bước đầu có sự thay đổi quan niệm về đức, tài đối với nhân cách con người. Trước đây, nhận xét, đánh giá con người, lựa chọn, đề bạt cán bộ, vấn đề đạo đức thành tích cống hiến được coi trọng hơn năng lực của người đó Hiện nay, ở nhiều cơ quan, trước hết là các doanh nghiệp, vấn đề năng lực đã và đang được chú ý coi trọng khi đánh giá, tuyển chọn nhân viên, đề bạt cán bộ quản lí. Song, sẽ là thiếu sót nếu chỉ chú trọng đến "tài" mà quá coi nhẹ yếu tố "đức". Hai yếu tố này cần phải đặt trong mối quan hệ tương quan hợp lí.
c. Một nét mới nữa trong định hướng giá trị hiện nay là sự thay đổi suy nghĩ về sở hữu công dân, quyền sở hữu cá nhân, về năng lực của cá nhân. Ngày nay, quyền sở hữu cá nhân được thừa nhận. Đặc biệt trong suy nghĩ của cộng đồng, của dư luận xã hội đã khiến năng lực của cá nhân được thừa nhận. Điều này tạo điều kiện quan trọng để sử dụng và phát huy năng lực của cá nhân trong tổ chức cũng như trong xã hội.
d. Điều đáng lưu ý là có sự thay đổi tích cực trong quan niệm về vai trò của kinh doanh và làm giàu. Trước đây, chúng ta lên án, khinh bỉ và không thừa nhận việc làm giàu và hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ, chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa tập thể làm cho con người phải sống theo cộng đồng, hoà mình vào cộng đồng, không dám vượt lên trên cộng đồng. Ngày nay, quan mềm này đã thay đổi, hoạt động kinh doanh, làm giàu chân chính đã được xã hội thừa nhận, ủng hộ, được xem như một giá trị phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Cuộc điều tra 1000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương tiến hành năm 1992 cho thấy 89,9% dân chúng ủng hộ các nhà kinh doanh và hoạt động của họ7 trên 90% số người được phỏng vấn muốn tự họ tham gia vào hoạt động kinh doanh nếu họ có cơ hội.
Tháng 4 năm 1993, Viện Tâm lí học đã tiến hành khảo sát 400 hộ cư dân tại nội thành Hà Nội cũng cho kết quả tương tự: 86,24% người được hỏi ủng hộ kinh doanh và làm giàu chân chính, chỉ có 13,76% phản đối.
Tháng 9 năm 1993, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia đảm nhiệm đã tiến hành điều tra 216 hộ gia đình tại thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho thấy: 75,6% người được hỏi cho rằng người dân hiện nay cần phải biết làm giàu, chỉ có 9% đồng ý một phần, 5% không đồng ý và 23% khó trả lời với quan điểm này. Như vậy, đa số dân chúng hiện nay ủng hộ hoạt động làm giàu và kinh doanh.
e. Thay đổi sự nhìn nhận về vấn đề giàu nghèo trong xã hội là một biểu hiện mới nữa trong định hướng giá trị của người lao động hiện nay. Trước đây, do ảnh hưởng của tư tưởng cộng đồng, chủ nghĩa bình quân và chủ nghĩa tập thể, sự phân tầng xã hội chưa thể hiện rõ rệt, mọi người đều "sàn sàn", "bình bình" như nhau. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù mới mấy năm, nhưng sự phân tầng xã hội đã thể hiện rõ rệt. Kết quả điều tra tại Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá (năm 1991) và tại Đông Hưng tỉnh Thái Bình (năm 1992) của Viện Tâm lí học cho thấy, hơn 80% dân chúng cho rằng hiện tượng giàu, nghèo hiện nay là chấp nhận được. Một bằng chứng khác cũng có sức thuyết phục cao là kết quả cuộc điều tra 805 người tại 4 quận nội thành Hà Nội vào tháng 6 năm 1992 của Viện Xã hội học, 77,4% người được hỏi đánh giá sự giàu nghèo hiện nay là bình thường, chỉ có 12,7% cho là không bình thường và 9,9% cho là khó trả lời. Nếu tính theo nghề nghiệp, ý kiến cho rằng hiện tượng giàu nghèo hiện nay là bình thường, ở khu vực sản xuất kinh doanh chiếm 91%; ở những người hưu trí là 78,3% và ở tầng lớp cư dân khác là 63,3%. Như vậy, đa số dân chúng thuộc các tầng lớp cư dân khác nhau ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau, đều cho rằng sự phân cực giàu - nghèo trong xã hội hiện nay là bình thường.
Sự thay đổi về định hướng giá trị đã dẫn tới những biến đổi tâm lí khác ở người lao động. Đó là sự năng động sáng tạo nhạy bén của con người trước những biến đổi phức tạp của thị trường. Người lao động không chỉ ủng hộ mà còn tham gia vào hoạt động kinh doanh với những hình thức và mức độ khác nhau.
Bên cạnh những biến đổi tích cực, chúng ta cần thấy được những ảnh hưởng tiêu cực do sự thay đổi định hướng giá trị tạo ra để hạn chế nó. Đó là xu hướng dẫn tới sự sùng bái đồng tiền ở một bộ phận người lao động, coi việc kiếm tiền là mục đích cao nhất, bất chấp đạo đức, lương tâm, danh dự và nhân cách. Để kiếm được tiền, con người có thể không từ một thủ đoạn nào như tham ô, hối lộ, lừa đảo, buôn gian bán lận, v.v... Việc sùng bái đồng tiền có thể làm mất đi một nét đẹp truyền thống trong đạo đức, thuần phong, mĩ tục và trong đối nhân xử thế của dân tộc.