Các mô hình mạng lưới giao tiếp trong tổ chức

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 131 - 133)

IV. TRUYỀN THÔNG GIỮA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ NGƯỜI BỊ LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC

2. Các mô hình mạng lưới giao tiếp trong tổ chức

Trong tổ chức, mô hình mạng lưới giao tiếp khá đa dạng. Các mô hình này phản ánh đặc trưng của hoạt động giao tiếp: cơ hội giao tiếp và cách thức giao tiếp của các thành viên trong tổ chức. Dưới dây là một số mô hình giao tiếp cơ bản. Mô hình giao tiếp này có năm thành viên tham gia.

Mô hình mạng giao tiếp

Các mạng có điểm trung tâm

o Các mạng phân truyền

Qua mô hình trên ta thấy có năm mạng giao tiếp: Mạng bánh lái, mạng chữ Y, mạng xích, mạng hình tròn và mạng xảy ra đồng thời.

Các mạng bánh lái và mạng chữ Y được gọi mạng trung tâm, còn ba mạng sau được gọi là mạng phân truyền.

Trong các mạng giao tiếp có điểm trung tâm, các thành viên của nhóm cần phải giao tiếp thông qua một hoặc một số cá nhân ở vị trí trung tâm. Các thành viên ngoại biên không thể giao tiếp trực tiếp với nhau được mà phải thông qua cá nhân giữ vai trò trung tâm.

Đối với mạng phân truyền (mạng xích, mạng hình tròn và mạng xảy ra đồng thời) có đặc điểm là tất cả các thành viên của nhóm có thể giao tiếp với nhau theo chiều phải hoặc chiều trái. Ở đây không có cá nhân giữ vai trò trung tâm.

Về sự hài lòng của các thành viên trong quá trình giao tiếp Kết quả nghiên cứu của M.E. Shaw (1964 và 1971) cho thấy các thành viên trong các mạng giao tiếp phân truyền hài lòng nhiều hơn so với các mạng giao tiếp có điểm trung tâm. Các cá nhân của nhóm thích giao tiếp trực tiếp với càng nhiều thành viên trong nhóm càng tốt. Khi các cơ hội giao tiếp càng bị hạn chế thì các thành viên càng cảm thấy mình kém quan trọng hoặc bị loại ra khỏi hoạt động của nhóm. Điều này thấy rất rõ trong các mạng trung tâm. Ở đây, các cá nhân giữ vai trò trung tâm rất hài lòng với vị trí trội hơn của mình. Họ có cảm giác là mình quan trọng hơn các thành viên khác của nhóm. Mặt khác, cá nhân trong giữ vai trò trung tâm thường nổi lên như một thủ lĩnh hoặc là người lãnh đạo của nhóm.

Về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Các công trình nghiên cứu cho thấy cả mạng trung tâm và mạng phân truyền đều (ánh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Nhưng ở các mạng giao tiếp phân truyền, nhiệm vụ được thực hiện có hiệu quả hơn, bởi vì tần số và mức độ giao tiếp của các cá nhân cao hơn. Các thành viên có thể trao đổi thông tin nhanh và trực tiếp. Các vấn đề được giải quyết một cách kịp thời. Đối với mạng giao tiếp trung tâm, các thông tin có thể chuyển đến (á nhân trung tâm. Cá nhân này có thể kiểm tra lại các thông tin. lựa chọn thông tin và đưa ra các giải pháp.

Created by AM Word2CHM

IV. TRUYỀN THÔNG GIỮA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ NGƯỜI BỊ LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC TRONG TỔ CHỨC

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 3: TÂM LÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC Chương 11: GIAO TIẾP TRONG TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)