Quan tâm và giải quyết tốt vấn đề gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 58 - 60)

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO NỮ KHẮC PHỤC NHỮNG TRỞ NGẠI TÂM LÍ

2. Quan tâm và giải quyết tốt vấn đề gia đình

Người phụ nữ cần điều chỉnh cuộc sống tình cảm của mình để nó tác động tích cực đến việc giải quyết những vấn đề hiện tại của công việc quản lí tổ chức. Muốn vậy, người phụ nữ phải đối xử tốt với người đàn ông mà mình yêu quý và những người bạn của anh ta. Người phụ nữ phải thực hiện tốt bổn phận của một người mẹ, nếu có gia đình riêng.

Giải quyết hài hoà giữa công việc quản lí và công việc gia đình là một vấn đề luôn được người phụ nữ quan tâm. Trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, người phụ nữ cần khéo léo, tế nhị trong ứng xử với chồng, cố gắng không để tạo nên mặc cảm về sự thua kém về vị thế xã hội so với người vợ từ phía người chồng. Để làm được điều này thì người phụ nữ cần thể hiện mình ở vai người phụ nữ, vai của một người mẹ, người vợ. Hiểu được điều này thì đơn giản, nhưng thực hiện được nó trong cuộc sống gia đình thì không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ là lãnh đạo, nhất là ở các vị trí quản lí cao. Phong cách của người lãnh đạo - phong cách quen chỉ đạo người khác, thích nói cho người khác nghe mà không muốn nghe người khác nói, quen áp đặt những suy nghĩ và cách làm của mình cho người khác... rất có thể được những người phụ nữ mang từ cơ quan về gia đình. Điều này có thể làm cho người chồng và những người thân trong gia đình khó chịu. Có thể nói, sự thay đổi từ vai của một người lãnh đạo tổ chức sang vai của một người mẹ, người vợ (vai của người phục vụ) trong gia đình là khó, đòi hỏi người phụ nữ phải có sự quyết tâm và cố gắng lớn.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích về sự gia tăng vị thế của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, trước hết là sự gia tăng về quyền lực.

2. Phân tích một sót trở ngại tâm lí cơ bản đối với những người phụ nữ là lãnh đạo. Ở đây yếu tố tâm lí cá nhân, yếu tố văn hóa và tôn giáo đóng vai trò như thế nào? So sánh giữa xã hội phương Tây và xã hội phương Đông về vấn đề này.

3. Làm thế nào để những người phụ nữ là lãnh đạo khắc phục được những trở ngại tâm lí nhằm thực hiện tốt hoạt động quản lý của mình?

Created by AM Word2CHM

Phần 3: TÂM LÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC

Chương 9: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Chương 10: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC

Chương 11: GIAO TIẾP TRONG TỔ CHỨC

Chương 9: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 3: TÂM LÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC

Trong hoạt động quản lí, đối tượng mà người lãnh đạo tác động tới chính là con người - con người với các thuộc tính tâm lí phong phú và phức tạp. Quản lí về bản chất là quản lí con người và tập thể những con người. Để hoạt động quản lí có hiệu quả, thì người lãnh đạo nhất thiết phải hiểu biết đối tượng mà mình tác động vào - con người, tập thể người, tức là hiểu biết các thuộc tính tâm lí quan trọng của họ.

Khi người lãnh đạo hiểu biết các thành viên trong tổ chức như một con người, một nhân cách, một cá tính thì người đó sẽ phát huy được năng lực và hạn chế được những nhược điểm của họ, sử dụng họ một cách hợp lí để thực hiện các mục đích chung của tổ chức.

Đã có một thời kì dài đất nước ta chìm trong chế độ phong kiến bảo thủ với nền sản xuất tiểu nông manh mún lạc hậu và sự ngự trị của chủ nghĩa bình quân, yếu tố cá nhân hầu như không được quan tâm, cá nhân bị che khuất và nhoè đi trong cộng đồng. Nói cách khác con người với tư cách là thành viên của cộng đồng không được quan tâm và tạo điều kiện để phát triển.

Trong cơ chế cũ - cơ chế tập trung bao cấp, yếu tố con người chưa được chú ý đúng mức. Căn bệnh quan liêu, giáo điều đã làm cho những người lãnh đạo xa rời quần chúng, không hiểu biết họ, đặc biệt là mỗi cá nhân với tư cách là chủ thể của một thế giới tâm lí đầy phức tạp. Phong cách lãnh đạo hành chính, mệnh lệnh đã biến những người bị lãnh đạo thành những người thừa hành máy móc và thiếu sáng tạo. Trong những năm gần đây, yếu tố con người đã và đang được chú ý. Những tiềm năng của con người đã bắt đầu được các nhà lãnh đạo khai thác. Tìm hiểu các thuộc tính tâm lí của con người và sử dụng chúng đã trở thành yêu cầu đầu tiên đối với người lãnh đạo trong cơ chế mới, trong.sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Các yếu tố tâm lí của con người được những nhà lãnh đạo bắt đầu tính đến trong quá trình tổ chức hoạt động của tổ chức, trong việc đề ra các chủ trương và biện pháp quản lí.

Thực tiễn của hoạt động quản lí cho thấy, khi người lãnh đạo nắm vừng các thuộc tính tâm lí của những người lao động thì họ đã nắm được chìa khóa mở ra những tiềm năng mới trong việc nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Khi người lãnh đạo coi nhẹ những hiểu biết đó sẽ dẫn đến chỗ thiếu tin tưởng vào khả năng sáng tạo của mọi người, việc tổ chức sinh động lại thay bằng những biện pháp hành chính, mệnh lệnh.

Người lãnh đạo với chức năng là người thu phục, lôi cuốn và tập hợp các thành viên để thực hiện các mục tiêu của tổ chức cần nắm được một số đặc điểm tâm lí cơ bản sau của những người thừa hành.

I. NHU CẦU

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)