Một số nét tính cách cơ bản và biểu hiện của tính cách trong cuộc sống

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 75 - 76)

II. ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC

2. Một số nét tính cách cơ bản và biểu hiện của tính cách trong cuộc sống

Tính cách của con người gồm những nét tính cách tích cực và những nét tính cách tiêu cực. Có những người các nét tính cách tích cực vượt trội so với những nét tính cách tiêu cực. Ngược lại, có những cá nhân thì những nét tiêu cực lại là chủ yếu. Có thể nêu ra một số nét tính cách cơ bản của con người như:

a) Các nét tính cách tích cực: chân thành, dũng cảm, tận tụy, có kỉ luật, cần cù, chịu khó, có ý chí, có khả năng chịu đựng gian khổ, vị tha, quan tâm đến người khác, năng động, tháo vát...

b) Các nét tính cách tiêu cực: hèn nhát, dối trá, thờ ơ, vô kỉ luật, lười nhác, thiếu ý chí vươn lên, ích kỉ, thụ động... Nếu một người được nhận định là tháo vát, thì bất cứ trong tình huống nào nét tính cách này cũng được thể hiện.

Tính cách được thể hiện trong trong các mối quan hệ của con người với môi trường xung quanh:

- Trong quan hệ với người khác tính cách thể hiện ở sự cởi mở hay kín đáo, chân thành hay giả dối, lịch sự hay thô lỗ, quan tâm hay vô trách nhiệm...

- Trong quan hệ với công việc tính cách thể hiện ở tinh thần trách nhiệm hay thiếu trách nhiệm, tự nguyện hay bắt buộc, cần cù hay lười nhác, sáng tạo hay trì trệ...

- Trong quan hệ về vấn đề vật chất tính cách thể hiện ở chỗ rộng rãi hay keo kiệt, tiết kiệm hay lãng phí, cẩn thận hay cẩu thả...

- Trong quan hệ với bản thân tính cách thể hiện ở đức tính khiêm tốn hay tự phụ, tự tin hay tự ti, chải chuốt hay luộm thuộm...

Điều quan trọng là những người lãnh đạo phải nắm được những nét tính cách của những người dưới quyền được thể hiện qua các mối quan hệ như thế nào, đâu là những nét tính cách tích cực, đâu là những nét tính cách tiêu cực trong các quan hệ này, những nét tính cách tích cực là chính hay những nét tiêu cực là chính. Khi nắm được những nét tính cách tích cực và tiêu cực của người thừa hành, người lãnh đạo có thể tìm các biện pháp khắc phục những nét tính cách tiêu cực và phát huy những nét tính cách tích cực.

Điều cần lưu ý là việc khắc phục những nét tính cách tiêu cực của những người lao động là công việc không dễ dàng, không đơn giản. Bởi vì, tính cách là đặc điểm tâm lí ổn định, bền vững của con người, nó không thể dễ dàng thay đổi trong một thời giàn ngắn. Do vây, trong công tác giáo dục người lao động để khắc phục những nét tính cách tiêu cực đòi hỏi người lãnh đạo phải kiên nhẫn, biết thuyết phục, kết hợp giữa giáo dục và những biện pháp xử lí kiên quyết khi cần thiết. Thông qua giáo dục, người lãnh đạo có thể hạn chế những nét tính cách tiêu cực của một cá nhân.

Nên nắm được các nét tính cách của người lao động để người lãnh đạo giao nhiệm vụ cho họ một cách phù hợp. Không thể giao những công việc quan trọng cho một cá nhân vô kỉ luật Người lãnh đạo không chỉ tính đến các nét tính cách của cá nhân khi giao nhiệm vụ cho họ, mà còn phải biết kết hợp các tính cách khác nhau trong một tổ chức. Có thể phân công những người làm việc cẩn thận, nhưng hơi chậm chạp với những người hăng hái nhưng nhiều khi thiếu chín chắn trong một bộ phận làm việc. Sự bù trừ này sẽ làm cho công việc được thực hiện tốt hơn.

Một điểm nữa mà người lãnh đạo cần chú ý là ở con người, tính cách có quan hệ chặt chẽ với ý chí. Một người có tính cách yếu ớt thì khó có thể có ý chí mạnh mẽ, hay một người có tính cách cứng rắn thì cũng thường là người có ý chí sắt đá, người đó không chỉ cứng rắn trong khi làm một việc gì đó, mà luôn luôn tìm cách vượt mọi trở ngại để đạt được mục đích của mình. Đây cũng là một.cờ sở để người lãnh đạo giao nhiệm vụ cụ thể hay đề bạt những người dưới quyền vào các vị trí quản lí của tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm Lý Học Quản Lý. Phần 2 Tâm lý người lãnh đạo (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)