Việc nỗ lực làm việc để được xếp thứ hạng cao hơn đã được thấy là có thể dẫn đến các khoản phân bổ không hợp lý đáng kể từ nguồn lực tài chính địa phương Quyết định về ngân sách địa phương bị chi phối bởi mục tiêu đáp ứng rất

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 53)

lý đáng kể từ nguồn lực tài chính địa phương. Quyết định về ngân sách địa phương bị chi phối bởi mục tiêu đáp ứng rất nhiều tiêu chí trong Thông tư số 34 trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Để được phê duyệt xếp lên thứ hạng thành phố cao hơn, các thành phố mở rộng hạ tầng đường sá, hình thành các khu kinh tế và khu công nghiệp, mở rộng các khu thương mai và khu dân cư trong quy hoạch tổng thể xây dựng cũng như trong quy hoạch sử dụng đất của mình. Các cân nhắc tính toán dựa trên bằng chứng về nhu cầu thực tế của thành phố, về các giới hạn đối với việc mở rộng do hạn chế về địa lý, và việc đáp ứng được nhu cầu thực tế thường chỉ đóng vai trò thứ cấp. Một ảnh hưởng lớn khác nữa là các thành phố và thị trấn cố gắng để nâng hạng thành phố có xu hướng mở rộng ranh giới hành chính để sát nhập các diện tích nông nghiệp và các xã nông thôn, và do đó tăng quy mô dân số và quỹ đất chung một cách không thực tế. Việc sát nhập như vậy cũng phục vụ cho mục đích tăng vị thế tài chính trong tương lai của một đô thị, vì một phần lớn doanh thu là từ việc bán đất trong tương lai. Do hầu hết diện tích đất sát nhập sẽ là đất nông nghiệp, nên động lực sử dụng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể (xây dựng) chung nhằm biến đất nông nghiệp thành đất phục vụ mục đích thương mại và thành khu dân cư trong tương lai (thường không xem xét đến nhu cầu cuối cùng thực tế) để tăng giá đất là rất cao. Sau khi đã được tăng mức xếp hạng, các thành phố và thị trấn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiến hành sát nhập các xã, do mức độ ảnh hưởng về chính trị của họ tăng lên.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)