QuảN Lý RủI Ro

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 46)

Một trong những trách nhiệm cơ bản của quy hoạch đô thị hiện đại là quản lý những rủi ro cho công chúng từ hoạt động phát triển đô thị, thông qua kiểm soát sử dụng đất và các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật làm giảm xung đột giữa các mục đích sử dụng khác nhau và giảm khả năng chịu nguy hiểm với các rủi ro có thẻ thấy trước. Cấu trúc rủi ro khí hậu phụ thuộc vào một vài yếu tố:

• xác suất nguy cơ khí hậu xảy ra với một cường độ nhất định • Hậu quả của những diễn biến đó;

• Nhận thức của cộng đồng về rủi ro; và

• Sự dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Mọi yếu tố đều có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy quản lý rủi ro không phải là việc thực hiện đưa ra quyết định một lần mà là một quá trình liên tục cần được thực hiện đối với bất kỳ loại hình quy hoạch nào. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sự bất định sẽ gây nhiều khó khăn trong việc dự đoán khả năng có thể xảy ra diễn biến khí hậu khắc nghiệt trong tương lai. Có nghĩa là quản lý rủi ro khí hậu không bao giờ là một khoa học chính xác, luôn luôn liên quan đến một mức độ đánh giá cao. Trong khu vực đô thị, chi phí thất bại kinh tế và xã hội (có nghĩa là, cái giá phải trả cho diễn biến khí hậu khắc nghiệt bất ngờ hoặc của tổn thất lớn về hạ tầng) quá cao khiến luôn có sự thận trọng quá mức khi đưa ra đánh giá. (Ví dụ như trường hợp Cơn lốc xoáy Katrina, diễn biến có thể tiên đoán, và New Orleans).

Một trong những thay đổi cơ bản cho các nhà quy hoạch là càng ngày họ càng phải được chuẩn bị để cân nhắc một cách rõ ràng những tác động của lỗi hệ thống (Tyler và Moench, 2012): làm sao có thể để một hệ thống cơ sở hạ tầng phức tạp hoặc tốn kém được thiết kế mà lại không theo hướng an toàn và dễ đoán , cho phép tắt hệ thống theo từng giai đoạn, thu hồi các dịch vụ, hoặc sơ tán có trật tự, thay vì trở thành một sự sụp đổ thảm khốc? Điều này đặc biệt để áp dụng cho các cơ sở hạ tầng thoát nước và phòng chống lũ lụt, nơi dòng chảy lũ trong tương lai có thể khó để dự đoán và những phương án dự phòng là cần thiết.

Hầu hết các nước có những giới hạn hoặc quy định về quy hoạch đô thị để kiểm soát phát triển tại các khu vực có rủi ro cao từ các nguy cơ khí hậu, ví dụ như các vùng ven biển, đồng bằng ngập lũ, hoặc các sườn dốc. Tuy nhiên, ngay cả khi các quy định này được thực thi hiệu quả, biến đổi khí hậu vẫn tạo ra thách thức vì nhiều lý do.

Trước tiên, tại hầu hết các nước, có những trường hợp mà tại đó sự phát triển tồn tại ở những khu vực có rủi ro cao, dẫn đến bởi định cư hoặc phát triển có trước pháp luật hoặc thiếu sự thực thi pháp luật. Thứ hai, bởi biến đổi khí hậu ở nhiều nơi, sự phơi bày không gian cũng thay đổi. Khu vực vốn không có rủi ro trước đây sẽ có rủi ro trong tương lai. Tuy nhiên các khu vực này đã được xây dựng rồi. Thứ ba, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, thường là các hộ gia đình nghèo nhất sống tại các khu vực có rủi ro cao. Họ có thể đã định chỗ bất hợp pháp bởi chi phí sở hữu đất đai chính thức quá cao, hoặc họ có lẽ đã chủ tâm tái định cư tới các ngôi nhà mới với chi phí thấp ở những khu vực không mong muốn.

Nhiệm vụ đầu tiên cho các nhà quy hoạch đô thị là tránh làm cho vấn đề tồi tệ hơn, bằng cách thận trọng thực hiện đánh giá rủi ro theo khu vực và tránh phát triển hơn nữa trong các khu vực có khả năng dễ bị tổn thương bởi rủi ro khí hậu trong tương lai, ví dụ nước biển dâng, bão lớn hơn, lũ lụt thường xuyên hơn hoặc khắc nghiệt hơn. Đặc biệt sự cẩn trọng phải được thực hiện trong thực tiễn phát triển, ví dụ như san lấp các khu vực trũng thấp mà điều này có thể chuyển rủi ro lũ lụt sang các khu vực lân cận (Digregorio và Huynh, 2012).

Các nhà quy hoạch cũng phải xác định đánh giá những rủi ro liên tục thay đổi như thế nào. Lấy ví dụ một khu vực được xác định theo lịch sử trước đây là có 1% khả năng xảy ra lũ lụt hàng năm. (vùng lũ lụt trong 100 năm), có thể đã có nguy cơ lũ lụt cao hơn nhiều. Để duy trì khả năng lũ lụt 1%, phải tăng khu vực bảo vệ đáng kể. Tại thành phố Almada, Bồ Đào Nha, các nhà quy hoạch đã sử dụng kỹ thuật chồng lớp của gIS để đánh giá lại rủi ro lũ lụt dựa trên các ước tính tần suất lũ mới. Bằng việc chồng lớp các khu vực có nguy cơ lũ lụt lên bản đồ sử dụng đất hiện trạng, thành phố này đã có thể xác định các khu vực trong yếu cho chiến lược can thiệp và xây dựng các nguyên tắc hướng dẫn theo khu vực để ứng phó lũ lụt và giảm thiểu rủi ro (Viện Sinh Thái, 2011).

Mực nước biển dâng đặt ra một vấn đề đặc biệt, theo dự kiến sẽ tiếp tục xảy trong nhiều thế kỷ. Có bốn lựa chọn lớn nhằm ứng phó với khả năng đối mặt nguy hiểm của khu vực ngày càng tăng do tác động của biến đổi khí hậu gồm: bảo vệ, nơi ăn chốn ở, tái định cư hoặc tránh. Bảo vệ có nghĩa là xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ như đê điều, các rào cản lũ, đê biển. Nếu nguy hiểm tiếp tục tăng (chẳng hạn như nước biển dâng), cuối cùng thì trong điều kiện khắc nghiệt , các biện pháp bảo vệ sẽ được vượt qua. Nếu sự phát triển đô thị diễn ra sau kết cấu hạ tầng bảo vệ với niềm tin là an toàn thì kết quả sau đó có thể là thảm họa. Một khi đã được dựng nên, những cấu trúc bảo vệ đó rất khó để từ bỏ, ngay cả sau khi cấu trúc bảo vệ này trở nên cực kì dễ bị tổn thương bởi nguy cơ khí hậu. Hướng tiếp cận nhà ở có tính đến lũ lụt hoặc thiệt hại định kỳ, ví dụ bằng cách xây cao các tòa nhà trên các cọc chống cao hơn mặt đất, thiết kế lại cơ sở hạ tầng như phân phối điện và

các cơ sở vật chất khác có tính đến sự ngập lụt trong điều kiện khắc nghiệt. Nếu việc bảo vệ là quá tốn kém, và việc tạo dựng chỗ ở là không khả thi về mặt kỹ thuật, các phương án tùy chọn khác là tái định cư (đôi khi được mô tả như sự di tản có quản lý), vốn hiếm khi được người dân địa phương ủng hộ vì chi phí xã hội cao; và phòng tránh bằng cách ngăn chặn sự phát triển tại các khu vực này ngay từ đầu (Nhóm Quy hoạch và kiến trúc sư Arlington., 2013).

các cơ sở vật chất khác có tính đến sự ngập lụt trong điều kiện khắc nghiệt. Nếu việc bảo vệ là quá tốn kém, và việc tạo dựng chỗ ở là không khả thi về mặt kỹ thuật, các phương án tùy chọn khác là tái định cư (đôi khi được mô tả như sự di tản có quản lý), vốn hiếm khi được người dân địa phương ủng hộ vì chi phí xã hội cao; và phòng tránh bằng cách ngăn chặn sự phát triển tại các khu vực này ngay từ đầu (Nhóm Quy hoạch và kiến trúc sư Arlington., 2013). hồi và bằng chứng về các can thiệp quy hoạch và lựa chọn thiết kế đô thị. Các điều kiện trong tương lai sẽ thay đổi, kiến thức khoa học về các vấn đề khí hậu sẽ được cải thiện, và kinh nghiệm sẽ thu được từ việc thực hiện các phương pháp quy hoạch và công nghệ cơ sở hạ tầng mang tính thích ứng. Các nhà quy hoạch tại Việt Nam,cũng như ở các nước khác, cần phải xây dựng năng lực chuyên môn để thực hiện và diễn giải các phân tích này, để áp dụng những bài học vào công việc của chính mình, và để chia sẻ những bài học này với các ngành nghề khác và với công chúng nhằm tăng sự hiểu biết về những vấn đề phải đối mặt của các thành phố Việt Nam.

sự QuảN Lý

Bởi mọi lựa chọn để bảo vệ khỏi các hiện tượng khí hậu (bao gồm cả việc không làm gì) đều rất tốn kém, các quyết định có liên quan nhiều tới cư dân và chính quyền địa phương. Và bởi vì đối với mọi lựa chọn, có những nhóm khác nhau đứng lên vì quyền lợi hoặc mất mát từ bất kỳ quyết định cụ thể nào trong giai đoạn ngắn hạn, sẽ rất quan trọng nếu như quá trình ra quyết định là rõ ràng và có sự tư vấn. Các lựa chọn hiếm khi rõ ràng, và các chi phí - cũng như những người chịu chi phí - không phải luôn rõ ràng. Sẽ không có giải pháp kỹ thuật cụ thể cho trường hợp này, chỉ có những đánh đổi khó khăn mà thôi.

Quyết định quy hoạch cho những vấn đề này về bản chất mang tính chính trị và xã hội, chứ không mang tính kỹ thuật. Để đảm bảo rằng những người đưa ra quyết định phải có trách nhiệm trước các nhóm bị ảnh hưởng lớn nhất, quyết định quy hoạch đó đòi hỏi mức độ tư vấn và tính minh bạch củađịa phương cao. Các nhà quy hoạch phải chịu trách nhiệm thực hiện việc phân tích chi phí và lợi ích của những phương án khác nhau, sự phân phối chi phí và lợi ích giữa các nhóm khác nhau, và công khai công bố thông tin để cho những người bị ảnh hưởng nhất có tiếng nói trong các quyết định. Đôi khi công cụ quy hoạch như kỹ thuật số hình ảnh có thể giúp cộng đồng nắm bắt tốt hơn những lựa chọn tương lai trông sẽ như thế nào, khi phải đối mặt với quyết định khó khăn như vậy (xem ví dụ: http://www.delta-adaptation-bc. ca/category/adaptation-scenarios /).

Nhằm đảm bảo các quyết định quy hoạch được minh bạch, trách nhiệm đưa ra quyết định về mặtchính trị và tổ chức phải rõ ràng. Các kết luận phải được biện minh. Đánh giá rủi ro, phân bổ lợi ích và các giả định cần được xác nhận thông qua sự xem xét của công chúng. Loại bất định nào còn tồn tại? Rủi ro bao nhiêu là chấp nhận được? Những câu hỏi này cần được xác định cho quá trình quy hoạch, nhưng không dễ dàng để trả lời. Nếu không có quá trình tham vấn và sự minh bạch, có thể xảy ra các lỗi nghiêm trọng, hoặc đưa ra các quyết định quy hoạch phi lý, tạo ra việc một vài nhóm được bảo vệ dựa trên những phí tổn của các nhóm khác. Tham vấn các bên liên quan, nâng cao nhận thức công chúng,

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)