DỰ ÁN CHỐNG VÀ THoÁT LŨ CHo CÁC THÀNH PHỐ DUYÊN HẢ

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 39)

CÁC THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI

CÁC THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI Deutsche gesellschaft fuer Internationale Zusammenarbeit (gIZ)

LờI mở Đầu

Trong diễn biến thay đổi khí hậu, phát triển kinh tế với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, tình trạng lũ lụt cũng đang dần trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển. Theo chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Dự báo, trước năm 2100 mực nước biển tại khu vực duyên hải sẽ tăng lên ít nhất 30cm, lượng mưa tăng từ 10-20% và cường độ cũng như tần số xuất hiện các cơn bão nhiệt đới cũng sẽ tăng. (Theo IPCC 2007). Chính những sự thay đổi như vậy sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành, khu vực và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Tại miền Trung Việt Nam, các thành phố duyên hải thường đặc biệt nhạy cảm tổn thương với tình trạng lũ lụt do đặc điểm địa lý, địa hình không thuận lợi với vị trí hướng trực tiếp ra biển và/hoặc sông. Cường độ bão ngày một mạnh hơn do sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như: bão từ biển, nước xả từ sông, mưa lớn do lũ quét trên vùng cao. Diễn biến bão theo chu kỳ như vậy đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế; nguyên nhân do thiếu các biện pháp hợp lý để có thể thích ứng với thay đổi khí hậu tại các khu vực đô thị. Bởi vậy, cần xây dựng các biện pháp phù hợp để phòng chống những ảnh hưởng khôn lường do bão gây ra như thiệt hại về người, về của, hư hỏng các dịch vụ và cơ sở hạ tầng công cộng cũng như nhiều thiệt hại khác về môi trường. Trong những diễn biến lũ lụt như vậy, đối tượng người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

Tình trạng lũ lụt tại Việt Nam chủ yếu phát sinh do sự tổng hòa của nhiều tác động khí hậu và thủy văn như mưa lớn, lũ từ biển, nước sông bị tràn hoặc do hư hỏng hệ thống chứa nước như quá tải kênh mương hoặc vỡ hệ thống thoát nước. Cùng với sự phát triển đô thị tại các khu vực hay xảy ra lũ lụt, nguy cơ lũ lụt tăng khi sự định cư ở đô thị thường bao gồm việc tập trung các hoạt động kinh tế và xã hội nhiều hơn các khu vực khác. Với xu hướng đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội tiếp theo đó, tình trạng ngập lụt đô thị ngày càng trở nên quan trọng ở khắp nơi trên thế giới. (Theo Ngân hàng thế giới 2012).

Để phòng chống lũ lụt, thách thức đặt ra cho các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam là phải thích nghi một cách hiệu quả hơn với tình trạng này. Tổ chức gIZ đã lập dự án “Chống và thoát lũ tại các thành phố duyên hải hạng trung ở Việt Nam” nhằm nâng cao năng lực thích ứng cho năm thành phố hạng trung được lựa chọn, đó là: Nha Trang, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Quãng Ngãi và Sóc Trăng. Dự án được tiến hành phối hợp cùng với nhiều đối tác chính, Bộ Xây dựng (MoC) và những đối tác khác, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (MoNRE), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố tương ứng. Dự án thúc đẩy hướng tiếp cận truyền thống và thụ động sang chiến lược chủ động lâu dài có khả năng nâng cao năng lực của các cấp chính quyền trong các vấn đề chính sách khí hậu, thoát nước đô thị, cũng như dân số đô thị, về tính sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp nhằm thích nghi với lũ lụt đô thị ngày càng diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)