KếT Quả kHảo sÁT

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 57 - 58)

2.1. NHậN THức Về TÁc ĐộNg của bIếN ĐổI kHí Hậu:

Công cụ điều tra là phiếu điều tra gồm các câu hỏi theo thứ tự có 10 sự lựa chọn bắt buộc . Ba câu hỏi đầu tiên được hỏi để đánh giá tầm quan trọng của biến đổi khí hậu đến công việc của người được hỏi và các đồng nghiệp của họ. 94% cho rằng biến đổi khí hậu là rất quan trọng và quan trọng (quan trọng: 33% hoặc rất quan trọng: 61%) cho công việc của họ. Qua đó cho thấy nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu ngày càng tăng. Tuy nhiên thông qua kết quả điều tra cho thấy các kiến thức và kỹ năng liên quan đến biến đổi khí hậu là không đồng đều. Nói cách khác, nhận thức về biến đổi khí hậu ngày càng tăng tuy nhiên kiến thức về lĩnh vực này không đáp ứng được so với thực tế.

2.2. câu HỏI buộc PHảI Lựa cHọN::

Chúng tôi sử dụng câu hỏi lựa chọn bắt buộc trong bốn câu hỏi để xác định xem có sự khác biệt trong cách trả lời về các công cụ giải quyết tác động của biến đổi khí hậu. Kết quả cho thấy, 99% số người được hỏi đồng ý rằng biến đổi khí hậu đang tạo ra những rủi ro mới cho thành phố Việt Nam mà phải được giải quyết ngay từ bây giờ. Một số lượng tương đương cũng đồng ý rằng giải quyết những vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các thành viên của xã hội . Trong câu hỏi 5, chúng tôi hỏi về trách nhiệm giải quyết biến đổi khí hậu giữa các thành phần khác nhau của xã hội. Các kết quả được minh họa trong hình 1 bên dưới.

Theo kết quả khảo sát, phần lớn trách nhiệm giải quyết biến đổi khí hậu thuộc các nhà lãnh đạo và ra quyết định ( 33% ), người dân ( 21%) và chuyên viên công tác tại ngành liên quan (19%).

Hình 1. Trách nhiệm liên quan trong biểu biến đổi khí hậu.

99% số người được hỏi không đồng ý với ý kiến mọi người sẽ dần dần thích ứng với biến đổi khí hậu và Chính phủ không phải làm bất cứ điều gì. Trong số ý kiến của người được hỏi 88 % không tin rằng chính quyền địa phương đã đáp ứng những thách thức của biến đổi khí hậu hiện nay. 97% số người được hỏi tin rằng, nếu chính quyền thành phố và tỉnh hiểu những tác động của biến đổi khí hậu, họ sẽ khuyến khích và có các biện pháp về quy hoạch và thiết kế để làm cho các thành phố ứng phó tốt hơn với những tác động của biến đổi khí hậu. Hiện chính quyền các đô thị còn ít triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Những loại công cụ nào sẽ sử dụng để giúp cho việc đưa ra các quyết định? 97% số người được hỏi coi quy hoạch tổng thể đô thị như một công cụ quan trọng nhưng nhìn chung vẫn chưa hiệu quả trong việc điều hòa quá trình phát triển đô thị để kiểm soát các tác động của khí hậu. Trong khi quy hoạch tổng thể đô thị đóng một vai trò nổi bật trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, còn nhiều ý kiến cho rằng còn có quy hoạch “treo” không mang tính khả thi. Khi được hỏi biến đổi khí hậu là một vấn đề do con người gây ra và có thể được giải quyết bằng các giải pháp kỹ thuật thì 64% những người được khảo sát cho rằng biến đổi khí hậu được coi là một vấn đề có thể được giải quyết bằng phương tiện kỹ thuật. 36% không đồng ý.

chương trình đào tạo hiện có, cũng như nhu cầu đào tạo trong thời gian tới. Khoa Quy hoạch đô thị trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cho biết, họ đã cố gắng lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào nhiều môn học liên quan trong chương trình giảng dạy chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch như các môn học về phát triển bền vững, sinh thái, vật liệu kiến trúc, kiến trúc và môi trường, và khí hậu và kiến trúc.

giảng viên và sinh viên chưa có một sự am hiểu toàn diện về biến đổi khí hậu. Phần lớn các kiến thức chỉ nhận được thông qua tại các hội thảo. Trong thực tế, kiến thức của họ trong lĩnh vực quy hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu còn ít và chắp vá. Ví dụ, khi được hỏi về kịch bản khí hậu cho các vùng ở Việt Nam, giảng viên khoa quy hoạch nói rằng họ không được biết về các kịch bản biến đổi khí hậu của các khu vực do Viện Khí tượng và Thủy văn Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra. Họ nhận thức được tầm quan trọng của các kịch bản, tuy nhiên họ mong muốn có sự hiểu biết nhiều hơn, đồng thời cũng nhận ra rằng, với những kiến thức đó, họ sẽ không biết làm thế nào để ứng dụng các kịch bản biến đổi khí hậu vào công việc của họ.

Một số giáo viên khoa quy hoạch quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững và môi trường, họ đã yêu cầu sinh viên đưa các nội dung biến đổi khí hậu vào trong các đồ án của sinh viên hoặc luận văn của học viên cao học. Thật đáng tiếc, các giảng viên có ít thời gian để đề cập nội dung biến đổi khí hậu trong các bài giảng của họ. Điều đó có nghĩa, đối với hầu hết các sinh viên phải tự mình tìm kiếm thông tin. Tại thư viện của trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều tài liệu tham khảo về chủ đề này, hầu hết sinh viên tìm kiếm chủ đề này từ Internet. Hai giảng viên khoa Kiến trúc đang xây dựng bài giảng về vật liệu xây dựng, môi trường và khí hậu, họ sẽ đề cập nội dung biến đổi khí hậu liên quan đến bảo tồn năng lượng, Vật liệu sử dụng bền vững, hình thái đô thị và cảnh quan.

Với kinh nghiệm của các giảng viên, họ sẽ lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào các môn học liên quan đến môi trường và các môn học liên quan đến phát triển bền vững. Một số giảng viên khoa quy hoạch muốn đưa nội dung biến đổi khí hậu và đô thị hóa trở thành môn học tự chọn. Điều này sẽ tạo ra khả năng có thể tạo ra tài liệu học tập, phát triển các trường hợp nghiên cứu và tập trung vào các vấn đề như đánh giá tổn thương và quản lý rủi ro, quy hoạch khả năng phục hồi, phòng chống thiên tai và phục hồi, về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và hình thái đô thị.

Các giảng viên Khoa quy hoạch cũng cho rằng, việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và lập quy hoạch đô thị thích ứng liên quan không chỉ đến các Vụ, Viện thuộc Bộ Xây dựng, mà còn liên quan đến các Vụ, Viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, sinh viên sẽ cần phải học cách làm việc trong một hệ thống lập quy hoạch đa ngành.

giảng viên khoa Kiến trúc tại trường Đại học Miền Tây (Vĩnh Long) cũng nhận ra rằng họ không nắm bắt được các kịch bản khí hậu khu vực của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra. Họ nhận ra rằng biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nội dung giảng dạy về môn học khí hậu trong kiến trúc hiện chỉ dựa trên xu hướng lịch sử. Cũng giống như các kiến trúc sư tại Thành phố Hồ Chí Minh, họ nhận thấy khi thiết kế các công trình kiến trúc họ đã nghiên cứu để thích ứng với khí hậu (nhà ở thích nghi với lũ lụt) và nhấn mạnh sự cần thiết nắm bắt các kịch bản khí hậu trong khu vực.

Nhóm giảng viên tại trường Đại học Vĩnh Long được phỏng vấn đã quan tâm nhiều hơn vào các vấn đề biến đổi khí hậu. Vì thế, họ đã đưa ra một danh sách các vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các biến thể trong mùa, xâm mặn, dịch bệnh địa phương, xói mòn bờ sông, nông nghiệp, cung cấp nước, nhà ở và hệ thống thoát nước. Họ cũng lưu ý rằng trong một số khu vực của thành phố, một số khu ở đã xây dựng trên cả ba cấp độ tại khu vực kênh rạch. Đây là những vấn đề thành phố đang phải đối mặt, và dự kiến sẽ tồi tệ hơn. “Chúng tôi cần phải suy nghĩ về tương lai” một trong những giảng viên đã nói như vậy, và cần lưu ý đến các tác động của mực nước biển dâng.

Một số giảng viên đại học cũng đề nghị chia khóa học thành hai mô-đun. Các mô-đun đầu tiên sẽ cung cấp thông tin cơ bản về biến đổi khí hậu. Điều này sẽ bao gồm việc đánh giá nguyên nhân của biến đổi khí hậu, phân tích tổn thương khí hậu, và thảo luận về giảm thiểu và ứng phó, thích ứng tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài các kiến thức và thông tin, các mô-đun cũng cần cung cấp các nghiên cứu minh họa. Mô-đun thứ hai sẽ tập trung nhiều hơn và chuyên sâu về các tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường cũng như các giải pháp hạn chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một số cán bộ của viện quy hoạch thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ đã đề nghị nội dung của khóa học tập trung vào việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào đồ án quy hoạch tổng thể đô thị, giải pháp chống lũ lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng,

bảng 2. Thứ tự các chủ đề đưa vào chương trình giảng dạy.

TT cHủ Đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 a. Mô hình khí hậu và khoa học khí hậu 38 10 9 22 3 8 6 3 1 4

b. Kiến trúc xanh 14 19 7 9 11 4 6 2 3 4

c. Mô hình sinh thái 19 21 19 11 8 8 3 6 4 2

d. Phương pháp nghiên cứu dựa trên chất lượng và

cộng đồng 1 5 6 6 5 3 2 2 5 2

2&4 e. Quy hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu 34 31 14 23 4 5 1 3 2 1

6 f. Ứng phó và phục hồi thảm họa 0 9 3 12 11 17 9 7 3 6 g. Thủy văn và mô hình thủy văn 0 2 1 1 6 8 3 0 2 3

h. Xây dựng và quản lý sinh thái vùng ven biển 0 3 2 2 2 5 6 1 1 1

i. Xây dựng và quản lý sinh thái đất 1 6 9 2 6 8 9 5 6 8

j. Kỹ năng đàm phán 1 0 0 3 1 3 3 3 4 2

5&7 k. Phương pháp nghiên cứu định lượng 2 4 7 7 15 9 25 8 6 9 l. Phương pháp và kiến thức sẵn sàng cho khí hậu 0 1 4 2 10 8 5 6 2 6

8 m. Nhà ở an toàn 1 4 4 5 6 13 9 23 9 6

10 n. Phương pháp truyền thống để thích ứng với khí

hậu 1 2 0 4 1 3 10 14 11 22

o. Nông nghiệp đô thị 1 6 3 4 6 3 7 13 9 6 p. Hệ thống thông tin địa lý và bản đồ 2 0 6 8 3 3 4 3 11 9 q. Năng lượng thay thế 4 2 6 2 18 12 8 5 4 7 r. giao thông bền vững 0 0 0 2 2 1 1 3 2 1 3 s. Quy hoạch tổng thể đô thị 18 8 25 4 8 7 7 11 14 5

9 t. Quản lý đất đô thị 0 2 3 1 5 4 6 7 23 7

u. Kiến trúc cảnh quan 0 0 2 2 2 1 5 7 9 14

v. Tài chính đô thị 0 1 2 1 2 2 1 3 3 7

Chủ đề được quan tâm nhất là mô hình khí hậu và khoa học khí hậu. Đây là một vấn đề mà đã được đưa ra thường xuyên trong các cuộc phỏng vấn. Hầu hết các nhà quy hoạch và kiến trúc sư không hiểu khoa học khí hậu và quan trọng hơn là làm thế nào các kịch bản khí hậu được phát triển và ứng dụng thế nào trong công việc của họ. Quy hoạch ứng phó với BĐKH đô thị được xếp hạng ở cả hai vị trí thứ hai và thứ tư. Hai chủ đề được gắn với nhau trong một quá trình, kết hợp với đánh giá tính dễ tổn thương là những yếu tố cơ bản trong kế hoạch hành động biến đổi khí hậu.

Quy hoạch tổng thể đô thị là chủ đề đứng thứ 3. Điều này làm chúng tôi ngạc nhiên vì gần như tất cả những người được hỏi đều cho rằng quy hoạch tổng thể không phải là công cụ hiệu quả để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Sự xuất hiện của chủ đề này trong danh sách cho thấy hai điều. Đầu tiên, nó cho thấy nhấn mạnh về quy hoạch không gian trong đào tạo kiến trúc sư quy hoạch, và thứ hai, nó cho thấy sự hy vọng về việc cải thiện hệ thống quy hoạch tổng thể. Vì đây là một phần của một khóa học đào tạo ngắn hạn chuyên sâu, điều này cho thấy rằng khi dạy về vai trò của quy hoạch tổng thể trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu thì cần đề cập đến cả những điểm yếu và vai trò tiềm năng của quy hoạch tổng thể.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được xếp hạng cả hai thứ năm và thứ bảy trong danh sách này. Phương pháp nghiên cứu định lượng là một tập hợp các kỹ năng chuyên môn lập kế hoạch thường bao gồm, các phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích thống kê các bộ dữ liệu, kiểm tra giả thuyết, mô hình thống kê và dự báo và xây dựng kịch bản. Tất cả những kỹ năng này có thể được đề cập đến đặc biệt các vấn đề về khí hậu.

Ứng phó và phục hồi thảm họa được xếp hạng thứ sáu. Ứng phó và phục hồi, cùng với chuẩn bị và phòng ngừa, là những chỉ số quan trọng của khả năng phục hồi của thành phố với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)