THIếT LậP mÔ HìNH

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 65)

gia đình phần mềm với một ngoại lệ luôn luôn giống nhau. Quá trình xử lý trước và sau bổ sung được thực hiện ở mọi dự án với cùng phần mềm. Điều này có thể là một lợi ích lớn vì các mô hình có thể được kết hợp với nhau, đầu vào và kết quả được trao đổi và so sánh mà không cần quá trình xử lý sau đó. Mặt khác, phần mềm khác về lý thuyết có thể có những ưu điểm và nhược điểm mà có thể không thấy được nếu chỉ sử dụng một phần mềm.

Thông tin đầu vào là thước đo cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng của một mô hình ở mọi phía cạnh. Điều này có nghĩa là chất lượng thông tin đầu vào sẽ ảnh hưởng tới đầu ra 1:1 và vì vậy sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng các kết quả sau này trong việc hỗ trợ đưa ra quyết định. Đây là một phương trình bậc nhất chỉ ra giới hạn của một mô hình. Nhưng bên cạnh thông tin đầu vào cứng như mạng lưới sông hoặc thông tin về cao độ, các thông tin mềm, do đó hiểu biết về hệ thống lũ lụt đóng vai trò quan trọng.

Đối với các mô hình được lập ra cho các trận lũ lụt sông ngòi, thông tin về dòng chảy từ thượng lưu, cũng như chuỗi thời gian lịch sử, và thông tin về cao độ của khu vực ngập lụt là hai thông tin đầu vào liên quan nhất. Dòng chảy vào khu vực thấp trong khu vực này cơ bản bắt nguồn từ hai dòng sông chính có tên là Vu gia và Thu Bồn. Chuỗi thời gian thủy văn hiện hữu cho các dòng xả chỉ bao gồm khoảng 40% tổng khu vực thượng nguồn. Vì tình trạng thủy văn phức tạp và những khác biệt về phân bổ lưu lượng mưa ngang và dọc trong khu vực1 lỗ hổng này tác động tới kết quả của mọi mô hình lũ lụt.

Thậm chí nếu lỗ hổng lớn này tồn tại trong hệ thống giám sát cho Đà Nẵng và toàn bộ khu vực Vu gia-Thu Bồn, lượng thông tin hiện có được ước tính là cao so với các tỉnh miền trung khác của Việt Nam. Mặt khác, bản thân số lượng không nói lên chất lượng. Vì việc sử dụng đất ở các khu ngập lụt trong khu vực này có liên quan trực tiếp đến cao độ, vì vậy có khả năng dễ dàng so sánh chất lượng cũng như tác động của việc sử dụng đất đối với mô hình thông tin này. Khu dân cư và cơ sở hạ tầng luôn được nâng cao để phòng tránh ngập lụt trong khi các khu vực nông nghiệp chủ yếu ở

các khu vực thấp. Đối với các khu dân cư đô thị, hệ thống bảo vệ có thể cao hơn vài mét và thường là khu vực khép kín. Hình 4 chỉ ra mối liên hệ giữa sử dụng đất và tình trạng ngập lụt ở một phần xã Hòa Xuân, Đà Nẵng, so sánh giữa các năm khác nhau và các thông tin khác nhau.

Sử dụng đất 200611 Sử dụng đất 201012

Sử dụng đất 201313

Khu dân cư đô thị Khu dân cư nông thôn Nông nghiệp Hệ thống nước

Khu dân cư đô thị Khu dân cư nông thôn Nông nghiệp Hệ thống nước

Hình 4: Chất lượng dữ liệu đầu vào và tác động lên kết quả của mô hình lũ lụt (khu vực bị ngập lụt được lập với giả thiết mực nước liên tục là 2m ASL có khả năng xảy ra; DEM được tạo ra bởi một cao độ điểm nội suy1 với các khu đô thị được thiết lập trên 2m ASL)

Hình 5: Chất lượng và tính chính xác của dữ liệu – ví dụ sử dụng đất năm 2010 của Đà Nẵng. (khu vực đánh dấu đen là các đa giác sử dụng đất trùng lắp)

*Sự khác biệt tương đối cao hơn – do lỗ hổng và sự trùng lắp tự loại nhau một phần

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 65)