ĐÁNH gIÁ NHu cầu LồNg gHéP bIếN ĐổI kHí Hậu Vào Đào Tạo cÁc NHà Quy HoạcH cHuyêN NgHIệP – gIÁo sư TIếN sĩ Đỗ Hậu, (Tóm TắT)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 48 - 49)

– gIÁo sư TIếN sĩ Đỗ Hậu, (Tóm TắT)

thích ứng khí hậu vào quy hoạch đô thị, một cuộc khảo sát đã được tiến hành tại 135 giảng viên đại học, tư vấn quy hoạch và kiến trúc, và công chức (hầu hết thuộc Bộ Xây Dựng, các đơn vị và viện của Bộ). Những cuộc phỏng vấn nhóm có trọng tâm tiếp theo đã được tổ chức tại 5 thành phố. 60% người được hỏi là các giảng viên đại học, 37% là những nhà tư vấn và công chức, và số lượng ít là các sinh viên năm cuối.

Khảo sát cho thấy mức độ nhận thức cao về biến đổi khí hậu và niềm tin vững chắc rằng chủ đề này là quan trọng đối với công việc của họ. 94% người được hỏi cho rằng biến đổi khí hậu là quan trọng hoặc rất quan trọng đối với công việc của họ. Tuy nhiên, kiến thức về lĩnh vực này không phù hợp với tầm quan trọng của nó. Kiến thức về biến đổi khí hậu thong thường do tự cấp với ghi nhận thường xuyên nhất ở mức độ hiểu biết trung bình.

Hầu hết những người trả lời đồng ý rằng biến đổi khí hậu đang tạo ra những rủi ro mới cho các thành phố Việt Nam mà cần phải được khẩn trương nêu rõ. Họ xem những nhu cầu này như đóng góp cần thiết của mọi thành phần xã hội Việt Nam, bao gồm các nhà lãnh đạo và người ra quyết định, công dân, cán bộ nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. 88% số người được hỏi tin rằng chính quyền địa phương đã không đáp ứng những thách thức của biến đổi khí hậu hiện nay, nhưng đó là vì họ không hiểu đầy đủ những rủi ro do biến đổi khí hậu đem lại.

Hầu như tất cả người trả lời (97%) cảm thấy rằng quy hoạch tổng thể (chung) đô thị là một công cụ thích hợp nhưng chưa hiệu quả để kiểm soát phát triển đô thị. Họ tin những quy hoạch này không là một công cụ hiệu quả cho việc lồng ghép thích ứng khí hậu vào phát triển đô thị. Nhưng những người trả lời được chia riêng theo cách họ mong đợi các vấn đề khí hậu được giải quyết như thế nào: hơi quá bán đã thấy vấn đề khí hậu chủ yếu mang tính kỹ thuật. Nhóm này có xu hướng xem các giải pháp về nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển và phát triển hơn nữa kinh tế Việt Nam hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng. Nhưng phần đông trong nhóm thiểu số không đồng ý rằng những loại giải pháp này có khả năng giải quyết được vấn đề của các thành phố của Việt Nam.

Hầu hết những người trả lời cảm thấy rằng những thiết kế “xanh” hoặc “sinh thái” cho các vùng đô thị cải tiến sẽ là chiến lược ưa dùng để nêu bật ảnh hưởng của khí hậu, và những thành phố bền vững sẽ có khả năng chống chịu khí hậu hơn. Tuy nhiên, những đặc điểm này chưa được xác định đầy đủ và những kinh nghiệm hiện nay với việc cần thiết kế sinh thái trong phát triển đô thị Việt Nam không cho thấy rằng những phương thức tiếp cận này là đặc biệt hiệu quả. Nhìn chung, những kết quả này gợi ý mức quan tâm cao về các vấn đề biến đổi khí hậu, và sự tin tưởng vững chắc rằng các vấn đề biến đổi khí hậu là quan trọng trong quy hoạch đô thị, nhưng nhận thức về khoa học khí hậu hoặc về can thiệp quy hoạch đô thị phù hợp để nêu bật vấn đề khí hậu có hạn chế.

Các cán bộ giảng dạy quy hoạch tại các trường đại học cũng nhận thức rõ được các vấn đề của hệ thống quy hoạch đa cấp, đa ngành tại Việt Nam và với cơ chế của sử dụng đất và quy hoạch xây dựng mâu thuẫn trong đó cơ chế phối hợp còn yếu kém.

Những người trả lời cũng đề cập rằng một số tổ chức đã đưa ra các khóa đào tọa về biến đổi khí hậu, nhưng đây là lần đầu tiên mà hầu hết họ được hỏi ý kiến về nhu cầu đào tạo.

Các thông tin từ bản đánh giá nhu cầu sẽ được sử dụng để thiết kế một chương trình đào tạo và hướng tiếp cận cho những người thực hành và cho những cán bộ giảng dạy hiện nay, sẽ được triển khai vào đầu năm 2014 tại 5 thành phố khác nhau, với sự hỗ trợ của ACCCRN (Tổ chức Rockefeller).

TàI LIệu THam kHảo

[1] Arlington group Planning and Architects, EBA Engineering Consultants Ltd, DE Jardine Consulting, and Sustainability Solutions group. 2013. Sea Level Rise Adaptation Primer: a Toolkit to Build Adaptive Capacity on Canada’s South Coasts. B.C. Ministry of Environment, Victoria, B.C. [2] City of Copenhagen. 2011. Copenhagen Climate Adaptation Plan (Technical and Environmental Administration, Trans.), Copenhagen, DK. [3] de Vries, J., and Wolsink, M. 2009. Making Space for Water: Spatial Planning and Water Management in the Netherlands. In Planning for Climate Change: Strategies for Mitigation and Adaptation for Spatial Planners (Davoudi, S., Crawford, J. and Mehmood, A. (Eds.). Earthscan, London. pp. 191-204. [4 ]Ecologic Institute. 2011. Adaptation to Climate Change: Policy Instruments for adaptation to climate change in big European cities and metropolitan areas (pp. 293). European Union, Berlin / Vienna.

[5 ]IPCC. 2007. Climate Change 2007: Synthesis Report. Contribution of Working groups I, II and III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. In Pachauri, R. K. and Reisinger, A. (Eds.), (pp. 104), geneva.

[6] Rittel, H. W. J., and Webber, M. M. 1973. Dilemmas in a general Theory of Planning. Policy Sciences, 4, 155-169. [7] Tyler, S., and Moench, M. 2012. A framework for urban climate resilience. Climate and Development, 4(4), 311-326.

[8] United Nations Human Settlements Programme. 2011. Cities and Climate Change: global Report on Human Settlements 2011. UN Habitat, Nairobi. [9] Wilson, E., and Piper, J. 2010. Spatial Planning and Climate Change. Routledge, London and New York.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 48 - 49)