ĐÁNH GIÁ NHU CầU ĐÀo TẠo VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ BIẾN ĐỔI KHí HẬU

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 56)

ĐÔ THỊ HÓA VÀ BIẾN ĐỔI KHí HẬU CHo CÁC KHÓA HỌC NGẮN HẠN

ĐÔ THỊ HÓA VÀ BIẾN ĐỔI KHí HẬU CHo CÁC KHÓA HỌC NGẮN HẠN thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ở các đô thị Việt Nam, việc tổ chức các khóa đào tạo phổ biến những kiến thức và kỹ năng cho giảng viên, sinh viên, các nhà quản lý và cán bộ chuyên môn hiện đang làm việc trong các đô thị là việc làm rất quan trọng. Đã có một số tổ chức quốc tế và trong nước đã tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trước đây tuy nhiên chưa tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo trước khi đào tạo.

Hợp phần: “Đào tạo chuyên môn cho các nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư trong lĩnh vực quy hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu” là một phần của Dự án: “Vận động ở cấp quốc gia và nhân rộng các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu”. Mục tiêu của hợp phần này là nhằm đào tạo chuyên môn cho đội ngũ các nhà quy hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị ở Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình mạng lưới các Thành phố Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi khí hậu. Hợp phần này của dự án tập trung thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

1. Xây dựng nội dung khóa đào tạo ngắn hạn trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và đô thị hóa;

2 Nghiên cứu thực địa tại 5 thành phố và tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trong bốn ngày tại năm thành phố có các trường đại học đào tạo chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị giảng dạy ở bậc đại học;

3. Đề xuất với Bộ giáo dục và Đào tạo và Bộ Xây dựng cho phép đưa nội dung biến đổi khí hậu và đô thị hóa giảng dạy trong các trường đại học đào tạo chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị;

4. Thông qua các giảng viên cam kết, khuyến khích sử dụng tài liệu giảng dạy của Dự án trong chương trình đào tạo đại học chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị.

Để các khóa đào tạo ngắn hạn đạt được kết quả hữu ích, chúng tôi tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo về đô thị hóa và biến đổi khí hậu tại một số đô thị. Mục tiêu của đợt khảo sát này nhằm đánh giá kiến thức về đô thị hóa và biến đổi khí hậu của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đào tạo chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị, các cán bộ chuyên môn đang công tác tại các viện nghiên cứu, viện thiết kế quy hoạch đô thị và nông thôn, các Sở Ban ngành liên quan và để xác định nhu cầu đào tạo của họ.

Các phương pháp chúng tôi đã sử dụng bao gồm phát phiếu điều tra và phỏng vấn các giảng viên đại học, công chức, các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị tại 5 thành phố. Trong mỗi thành phố, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn nhóm tập trung. Chúng tôi đã bắt đầu những cuộc phỏng vấn dựa trên một tập hợp các câu hỏi, nhưng quá trình phỏng vấn, nhanh chóng thay đổi để tạo ra một cuộc đàm thoại, thảo luận tập thể. Điều này cho phép người được phỏng vấn nói chuyện thẳng thắn về các lĩnh vực liên quan với những người được phỏng vấn.

Đối tượng của cuộc khảo sát là: Khảo sát 135 giảng viên của bốn trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc Đà nẵng, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Xây dựng miền Tây, các Kiến trúc sư và nhà Quy hoạch, các chuyên gia, công chức đang làm việc trong các viện nghiên cứu thiết kế quy hoạch và các phòng ban thuộc các Cục, Vụ, Viện của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng Đà Nẵng, viện quy hoạch Cần Thơ, Đà nẵng... Các cuộc điều tra được thực hiện bởi những mục tiêu tham vọng của dự án là đề xuất Bộ Xây dựng ban hành thông tư về lồng ghép ứng phó BĐKH trong QHĐT

ở Việt Nam. Thông tư sẽ được soạn thảo dựa trên nội dung của Sổ tay hướng dẫn. Nếu được chấp nhận, vấn đề BĐKH sẽ lần đầu tiên được chính thức thể chế hóa như một yêu cầu pháp lý trong quá trình lập các đồ án QHĐT ở Việt Nam.

c. Dự ÁN xây DựNg Và PHÁT TRIỂN cÔNg cụ

Dự án công cụ hỗ trợ ra quyết định quy hoạch có tính đến tác động của biến đổi khí hậu cấp quốc gia cho Việt Nam (a National climate Impact Planning Decision support Tool for Vietnam) được Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị - nông thôn (CRURE) thuộc Viện phối hợp với tư vấn Cascadia của Mỹ triển khai trong giai đoạn 2013-2014, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của USAID. Mục tiêu chính của dự án là xây dựng một phần mềm công cụ dễ sử dụng để hỗ trợ ra quyết định quy hoạch có tính tới tác động của BĐKH, qua đó lồng ghép các thông tin về biến đổi khí hậu vào quá trình lập quy hoạch ở cấp tỉnh và cấp quốc gia. Phần mềm CIMPACT-DST đã được sử dụng tại Mỹ và bước đầu thí điểm tại thành phố Huế. Công cụ tổng hợp và phân tích thông tin khí hậu (dự báo các tác động chính từ mô hình khí hậu, các rủi ro được dự báo bằng cách phân tích không gian, dự kiến tác động thứ cấp, các thực nghiệm giải pháp ứng phó với các tác động), có thể sử dụng cho xử lý tình huống cụ thể tại một địa điểm cụ thể; đặt thông tin đó vào bối cảnh quy định, chính sách của địa phương; liên kết với các hướng dẫn kỹ thuật và khuyến nghị giải pháp ứng phó. Sau khi xây dựng xong, phần mềm sẽ được thử nghiệm, phổ biến rộng rãi và chuyển giao sử dụng cho NIURP là đơn vị đầu mối.

cÁc bàI Học THu ĐưỢc

Với mục tiêu Lồng ghép ứng phó Biến đổi khí hậu vào quá trình lập Quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị tại Việt Nam, Viện Quy hoạch đô thị-nông thôn quốc gia sử dụng phương pháp tiếp cận kết hợp ba mảng Nghiên cứu, Hướng dẫn kỹ thuật và Phát triển công cụ. Ba mảng công việc này kế thừa, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau; được phối hợp thực hiện song song nhằm đảm bảo tính khoa học cũng như tính thực hành khi áp dụng. Đan xen với 03 mảng công việc này là các hoạt động đào tạo và nâng cao nhận thức giúp tăng cường năng lực cho các tổ chức và cá nhân trực tiếp thụ hưởng kết quả của các dự án. Bên cạnh 3 mảng công việc này, Viện cũng đang triển khai một số nghiên cứu về Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch nhằm ứng phó với BĐKH. Dưới đây là một số bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai các dự án trên:

• Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là công cụ duy nhất đã được thể chế hóa/luật hóa cho xem xét các vấn đề môi trường nói chung trong quá trình lập QHĐT. Vì vậy, cần tận dụng/tối ưu hóa việc sử dụng công cụ này cho xem xét các vấn đề BĐKH như một trong những vấn đề môi trường.

• Tuy nhiên, lồng ghép BĐKH vào các đồ án QHĐT thông qua chỉ riêng ĐMC là chưa đủ do ĐMC thường được thực hiện chậm hơn so với quá trình lập QH, khi mà những đề xuất thay đổi lớn thường khó thực hiện. • Do vậy, để lồng ghép một cách hiệu quả các vấn đề BĐKH trong quá trình lập QHĐT đòi hỏi phải có sự lồng ghép

sớm, mang tính nội tại trong chính quá trình thiết kế của các bộ môn của đồ án, bao gồm quy hoạch không gian, quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp nước, quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc, quy hoạch thoát nước mưa và chuẩn bị kỹ thuật, quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.

• Trong nhiều phương pháp đánh giá tác động của BĐKH tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, phương pháp đánh giá tác động dựa trên thời điểm hiện tại (ứng với các điều kiện yếu tố HTKT hiện tại) và dựa trên diễn biến khí hậu tương lai (ứng với các kịch bản BĐKH và điều kiện kinh tế, xã hội, HTKT theo khung thời gian đánh giá tương lai) là phù hợp với sự sẵn có về số liệu của Việt Nam. Quy trình đánh giá gồm 4 bước đã được áp dụng thành công: 1) Nhận dạng, đánh giá khả năng xảy ra hiện tượng và mức độ tác động của BĐKH, 2) Đánh giá mức độ rủi ro do BĐKH tới hệ thống HTKT, 3) Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống HTKT trước các tác động của BĐKH, 4) Đánh giá tổng hợp mức độ tác động (khả năng bị tổn thương). Trong quá trình đánh giá cần phân vùng/chia nhỏ đô thị dựa trên đặc điểm địa hình/thủy văn và đặc điểm của hệ thống HTKT.

• Ứng xử với nước trong đô thị là vấn đề lớn nhất cần xem xét trong quá trình thiết kế quy hoạch ứng phó với BĐKH. Yếu tố nước cần được xem xét một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh: tài nguyên, quản lý thiên tai, sinh thái, cảnh quan, giao thông. Các đô thị Việt Nam đặc biệt thiếu không gian dành cho nước. Cách tiếp cận truyền thống thu nhanh thoát nhanh dựa trên hệ thống cống hóa, kênh hóa không còn phù hợp cần chuyển đổi sang cách tiếp cận thu chậm, thoát chậm thông qua các bề mặt thẩm thấu để giảm tải cho hệ thống thoát nước, giảm thiểu ngập úng, tăng cường bổ cập nước ngầm, tái sử dụng nước mưa...

• Trong bối cảnh BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến các đô thị Việt Nam, việc lồng ghép BĐKH trong quá trình lập QHĐT là một yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, do vậy cần luật hóa như một yêu cầu bắt buộc trong quá trình lập QH thông qua các văn bản pháp quy (v.d như thông tư hướng dẫn) thay vì cách tiếp cận dựa trên dự án và mang tính tự nguyện như hiện nay.

TàI LIệu THam kHảo:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 56)