Yêu cầu ĐốI VớI Quy HoạcH ĐÔ THỊ Nướ cở VIệT Nam yêu cầu cHuNg:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 61)

yêu cầu cHuNg:

• Lồng ghép các phương pháp tiếp cận thiết kế, kỹ thuật và quản lý riêng biệt trong một khung quy hoạch hợp nhất (ví dụ: quy hoạch thoát nước liên kết với quy hoạch cây xanh, quy hoạch lưu vực sông, v.v..)

• giải quyết vấn đề tác động của BĐKH đối với phát triển đô thị nước theo hướng đa ngành, đa chiều, đa giai đoạn và tương tác với nhau.

• Quy hoạch đô thị nước phải lấp đầy khoảng cách giữa các ngành, giữa các chuyên ngành, giữa kiến thức với chính sách bằng cách thiết lập các chương trình và dự án chiến lược có khả năng đóng vai trò như những công cụ lồng ghép;

• Quy hoạch đô thị nước phải tạo điều kiện cho phân tích tổng hợp về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà một vùng lãnh thổ phải đối mặt với nguy cơ BĐKH;

• Cho phép và thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa các ngành, các chuyên ngành, các cấp ra quyết định, những người có trách nhiệm và các bên liên quan; tạo ra khung phối hợp giữa các cơ quan để xác định bản chất và quy mô ảnh hưởng của BĐKH đối với đô thị;

• Quy hoạch đô thị nước phải xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm ứng phó và giảm thiểu tác động của BĐKH, với trọng tâm là vấn đề lũ lụt theo 2 cách tiếp cận: công trình và phi công trình;

• Áp dụng đồng thời 2 cách tiếp cận trong lý thuyết quy hoạch: tiếp cận theo chuyên ngành (đô thị, cấp nước, thoát nước, v.v…) và tiếp cận theo đối tượng (người nghèo, giới, điểm dân cư, đối tượng nhạy cảm, v.v…); • Kiến tạo các hình thức đô thị hóa mới và hình thái đô thị mới theo hướng thích ứng, thân thiện với môi trường,

bảo vệ tài nguyên và nâng cao chất lượng không gian sống.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 61)