LồNg gHéP TạI cÁc cẤP Độ kHÁc NHau

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 47 - 48)

Những biện pháp quy hoạch được mô tả ở trên từ thông lệ quốc tế hiện tại hoạt động ở những quy mô khác nhau. Các biện pháp này không đại diện cho các lĩnh vực mới hoặc cho các yêu cầu quy hoạch mới, mà là những hướng tiếp cận mới trong việc lồng ghép thích ứng khí hậu vào các hoạt động quy hoạch hiện hữu ở nhiều quy mô .

Ở cấp đô khu vực và chiến lược, các quyết định quy hoạch chính xoay quanh việc đánh giá tác động và rủi ro môi trường. Những rủi ro này xuất phát từ các tương tác địa lý và khí hậu quy mô vùng, chẳng hạn như hình dạng lưu vực sông và sử dụng đất, những đường bão nhiệt đới, mật độ dân số, sự tiếp xúc ven biển và sự tương tác của các yếu tố này với các hệ thống cơ sở hạ tầng chính hiện có. Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố khí hậu vào quy hoạch ở quy mô này là xây dựng các nguyên tắc chung cho việc đặt địa điểm và vị trí địa lý của phát triển đô thị đã được quy hoạch để tránh khu vực có rủi ro khí hậu cao. Các quyết định quy hoạch sẽ hướng cho sự phát triển mật độ cao tới các địa điểm an toàn, bảo vệ diện tích đất lớn sát ven thành phố dành cho các hệ sinh thái và điều lũ.

Ở quy mô quy hoạch thành phố, việc lồng ghép thích ứng khí hậu vào các thực hành quy hoạch sẽ tập trung vào xác định các khu vực có rủi ro khí hậu cao, và dựa trên hướng dẫn hạ tầng phù hợp với bối cảnh rủi ro khí hậu ở địa phương. Điều này sẽ bao gồm việc cung cấp không gian xanh đô thị, việc bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng trong thành phố và ngoại vi . Hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng rất dễ bị tổn thương trước khí hậu, vì vậy sự lựa chọn địa điểm và thiết kế cơ sở hạ tầng cần tính đến những thay đổi lâu dài về rủi ro khí hậu. Sự phát triển đường giao thông và các dịch vụ cần phải được quản lý cẩn thận để đảm bảo những kỳ vọng phát triển đô thị trong tương lai phù hợp với điều kiện khu vực và với quy hoạch khu vực chiến lược.

Ở quy mô khu phố, các biện pháp thiết kế đô thị tổng hợp có thể thúc đẩy giao thông không xe cộ, cung cấp không gian xanh đô thị đa chức năng phù hợp và khuyến khích quản lý nước mưa, điều tiết nước chảy tràn và ngấm nước, tất cả cùng một lúc. Đây cũng là quy mô mà ở đó công chúng có mối quan tâm mạnh mẽ nhất tới các quyết định quy hoạch mà có khả năng ảnh hưởng đến những rủi ro khí hậu và chất lượng cuộc sống tương lai của chính họ, do đó tham vấn cộng đồng về những vấn đề này có khả năng là hiệu quả nhất. Kết quả của việc áp dụng các phản hồi quy hoạch này sẽ là sự lồng ghép thích ứng khí hậu vào các quy hoạch phát triển đô thị và ra quyết định trên nhiều quy mô, giảm rủi ro khí hậu cho cư dân đô thị dễ bị tổn thương và cải thiện khả năng chống chịu khí hậu và chất lượng cuộc sống cho thành phố.

HướNg TIếP cậN TIềm NăNg cHo cÁc THàNH PHố VIệT Nam – TổNg kếT cÁc THÔNg ĐIệP cHíNH ở PHầN 3 cÁc THÔNg ĐIệP cHíNH ở PHầN 3

Phần này của bài viết tóm tắt các thông điệp chính từ các bài thuyết trình đã được đề xuất trong Phần 3 của Hội thảo, trong đó nhóm chuyên gia sẽ thảo luận làm thế nào để tiếp cận những thách thức và thực tiễn nêu trên, trong bối cảnh Việt Nam. Những bài thuyết trình sẽ được trình bày theo dự kiến như sau:

• Bối cảnh Khuôn khổ pháp lý đối với Phát triển đô thị tại Việt Nam: Những quan hệ mật thiết trong việc lồng ghép quy hoạch đô thị thân thiện với Khí hậu. (Martin Schreiner, gIZ / CIM)

• Phương pháp tiếp cận của NIURP trong việc Lồng ghép Thích ứng Khí hậu vào Quy hoạch Đô thị: Những hướng dẫn Nghiên cứu, Kĩ thuật và Xây dựng Công cụ. (TS. Luu Duc Cuong, NIURP)

• Đánh giá Nhu cầu đào tạo Lồng ghép Biến đổi Khí hậu cho các nhà quy hoạch. (gS. Do Hau, VUPDA).

Cùng với nhau, 3 bài thuyết trình này sẽ đề xuất các phương thức bổ sung để lồng ghép thích ứng khí hậu vào các hoạt động quy hoạch đô thị tại Việt Nam. Phần trình bày đầu tiên nhấn mạnh khuôn khổ pháp lý và quy định trong quy hoạch đô thị, và làm thế nào những nội dung này có thể được sửa đổi để lồng ghép tốt hơn những cân nhắc về khí hậu. Nhưng ngay cả khi những cân nhắc khí hậu được sự uỷ quyền của pháp luật, các nhà quy hoạch không thể hành động, trừ khi họ đã quen thuộc với các thực hành mà có thể được sử dụng để thực hiện yêu cầu này. Hai diễn giả tiếp theo sẽ làm việc với hai khía cạnh liên quan đến việc thực hiện những thực hành mới về khí hậu trong quy hoạch đô thị - hình thành các thực hành tốt trong bối cảnh Việt Nam, và nhu cầu đào tạo cho các nhà quy hoạch chuyên nghiệp và cho các giảng viên đại học với người dạy các nhà quy hoạch chuyên nghiệp. Tựu chung lại, những phương pháp tiếp cận này cung cấp những biện pháp toàn diện, có tính bổ sung và có viễn cảnh cần thiết để lồng ghép hiệu quả biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị ở Việt Nam: pháp lý cụ thể hướng dẫn các thực hành này, kết hợp với những những nghiên cứu ứng dụng cần thiết để thiết lập các hướng dẫn và công cụ thực hiện những thực hành này trong bối cảnh quy hoạch Việt Nam, và việc đào tạo cho các chuyên gia và các viện sĩ hiểu rõ hơn về các nguyên tắc cơ bản và ví dụ nằm dưới những thực tiễn

này. Với nền tảng này, những nhà thực hành Việt Nam có thể bắt đầu lồng ghép những cân nhắc về khí hậu vào hoạt động quy hoạch thực tiễn, và các nhà nghiên cứu Việt Nam có thể hỗ trợ cải thiện công tác hướng dẫn và thực hành quy hoạch thông qua việc giám sát và nghiên cứu kết quả từ các hoạt động thực tiễn này.

“ĐỊa cHỉ kHuÔN kHổ PHÁP Lý cHo PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TạI VIệT Nam: NHữNg QuaN Hệ mậT THIếT TRoNg

VIệc LồNg gHéP Quy HoạcH ĐÔ THỊ THâN THIệN VớI kHí Hậu.” – maRTIN scHREINER (Tóm TắT) Bất chấp một

số dự án tài trợ và thí điểm ở nhiều thành phố khác nhau tại Việt Nam, hiện vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy cho đến nay biến đổi khí hậu đã được lồng ghép vào hoạt động quy hoạch đô thị. Một phần lý do là các khuôn khổ pháp lý hiện nay cho công tác quy hoạch đô thị không cần cân nhắc đến biến đổi khí hậu. Loại yêu cầu này sẽ là một điều kiện tiên quyết để lồng ghép nhất quán nội dung khí hậu vào thực hành quy hoạch đô thị ở cấp quốc gia. Bài viết này giải thích về một số thách thức và những phương thức tiếp cận tiềm năng trong việc đưa biến đổi khí hậu vào khung pháp lý cho Quy hoạch đô thị tại Việt Nam.

Đặc điểm chính của khung pháp lý cấp quốc gia cho quy hoạch đô thị hiện nay là có hai hệ thống quy hoạch cho cùng một khu vực địa lý tồn tại song song, và thường xuyên mâu thuẫn với nhau: hệ thống quy hoạch sử dụng đất bị chi phối bởi Luật Đất đai (2003) và đi kèm Nghị định 181/2004 / NĐ-CP, thuộc thẩm quyền của Bộ TN & MT, và các hệ thống quy hoạch đô thị chi phối bởi Luật Xây dựng (2003) , được hoàn thiện bởi Luật Luật Quy hoạch đô thị (2009), được quản lý bởi Bộ Xây dựng. Mỗi hệ thống quy hoạch này lại được phân cấp, theo tinh thần rằng các Quy hoạch được lập ở các cấp thẩm quyền cao hơn (và quy mô không gian lớn) chi phối phạm vi quy hoạch chi tiết được lập ở cấp thấp hơn.

Các quy hoạch đô thị chi tiết về bản chất mang tính kiến trúc cao, chúng mô tả tất cả các yếu tố của môi trường được xây dựng một cách tỉ mỉ và đóng vai trò nền tảng cho giấy phép xây dựng quy định các dự án xây dựng công trình cụ thể và đóng vai trò là công cụ thực hiện cho quy hoạch chi tiết.

Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 nêu rõ các yêu cầu về Đánh giá Môi trường Chiến lược – nội dung phải được chuẩn bị trong bất kì quy hoạch chung đô thị nào (trước đây gọi là quy hoạch tổng thể xây dựng). Trong số các yêu cầu này là việc cân nhắc về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, kinh nghiệm của SEA’s cho thấy rằng các yêu cầu này không phù hợp lắm trong việc xem xét biến đổi khí hậu vì chúng cung cấp ít cơ hội cho các bên liên quan tham gia và giảm sự phân tích xuống trở thành những cân nhắc kỹ thuật thuần túy. Những yêu cầu này không đánh giá rủi ro khí hậu hiện tại và có sự tập trung trong giai đoạn tương đối ngắn. Trong thực tế, có rất nhiều mâu thuẫn giữa các quá trình lập quy hoạch được thực hiện bởi các cấp có thẩm quyền khác nhau. Không có quy định pháp lý cho sự phối hợp giữa các cấp có thẩm quyền và kết quả là có sự nhầm lẫn phổ biến về thứ tự ưu tiên và làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn. “Tính hai mặt của hai luật chính quy định sự phân bố không gian hoạt động của con người đã thể hiện truyền thống chính trị và hành chính lâu đời của Chính phủ Việt Nam, nguồn gốc của điều đó có thể được giải thích bởi sự tách biệt giữa quyền sở hữu đất từ quyền sở hữu của công trình - thường là một đặc trưng của các quốc gia xã hội chủ nghĩa“.

Trong khi quy hoạch chung (tổng thể) đô thị hết sức chi tiết và công phu, được vẽ để thể hiện chi tiết kiến trúc và không gian mà các cơ quan trung ương rõ ràng mong muốn được xây dựng mà không bị sai lệch, thực tế phát triển đô thị lại bị chi phối bởi sự cân nhắc thị trường và bởi các quyết định của các tập đoàn tư nhân (hoặc nhà nước) hành xử theo hướng lợi nhuận tối đa. Tính kinh tế trong giá trị đất và sử dụng đất, cùng những cam kết có hạn của bất kỳ bên nào nằm ngoài hệ thống lập quy hoạch đối với các bản quy hoạch kết quả , tất cả cùng kết hợp tạo nên tình trạng tuân thủ mức độ thấp.

Phát triển đất có liên quan chặt chẽ với việc truy xuất và sửa chữa đường. Các dự án phát triển quy mô lớn được phê duyệt trên cơ sở từng trường hợp của cơ quan chính quyền cấp tỉnh có ít sự tham khảo tới các quy hoạch chính thức. Một kết quả quan trọng là quyết định riêng của các nhà phát triển hoặc chủ sở hữu tài sản quy mô nhỏ có xu hướng bỏ qua những rủi ro khí hậu và bỏ qua các điều khoản quy hoạch như cấm phát triển trong những vùng ngập nước. Sự phi lý của quá trình phát triển với một trong hai hệ thống quy hoạch gây khó khăn cho việc lồng ghép những cân nhắc về khí hậu vào quy hoạch đô thị một cách hiệu quả.

Bên cạnh việc thiếu kết nối giữa các quá trình quy hoạch và phát triển đô thị, các thành phố được khuyến khích phát triển dựa trên khuyến khích cơ cấu của hệ thống phân loại đô thị tưởng thưởng cho các đô thị ở cấp cao hơn những phụ cấp lớn hơn từ chính quyền trung ương, quyền lực chính trị lớn hơn, giá đất cao hơn, mức lương cao hơn cho nhân viên hành chính nhà nước và số lượng nhân viên nhiều hơn. Do đó, các chính quyền địa phương có điều kiện trong việc cải thiện đường giao thông và mở rộng ranh giới với số lượng dân số lớn hơn nhằm đủ điều kiện đạt mức phân loại cao hơn, không tính đến nhu cầu thị trường cho phát triển đô thị. Xây dựng và truy xuất đường là nhân tố quyết định quan trọng của giá trị đất, kỳ vọng phát triển, và sự phân bố không gian chức năng đô thị, bất kể quy hoạch tổng thể nào. Những nỗ lực này thậm chí có thể xáo trộn thực tế là một số trung tâm đô thị đang giảm dân số do chênh lệch ngày càng tăng giữa các khu vực. Do các

tiêu chí phân loại đô thị bỏ qua chất lượng môi trường hoặc khả năng dễ bị nguy hiểm với khí hậu, và do dữ liệu không phù hợp và dễ bị nhầm lẫn, những yếu tố này không phải là nội dung quan tâm của các nỗ lực mở rộng thành phố.

Trong số ba cơ chế pháp luật chi phối sự phát triển đô thị, hệ thống phân loại đô thị có lẽ tạo ra ảnh hưởng mạnh nhất lên các loại hình tăng trưởng và mở rộng đô thị. Luật sử dụng đất, cùngvới các liên kết của luật với quyền của người sử dụng trong việc sử dụng đất đã được chỉ định, là yếu tố kiểm soát tiếp theo có sức nặng nhất. Luật quy hoạch đô thị, trong 3 cơ chế, có ảnh hưởng ít nhất lên những quá trình phát triển đô thị hiện nay.

Sự cần thiết phải xem xét lại toàn bộ các hệ thống quy hoạch mâu thuẫn và sự cần thiết phải đặt ra các ưu đãi phát triển đô thị cùng với các mục tiêu quy hoạch dường như là rõ ràng, nhưng không có khả năng xảy ra do vi phạm lợi ích giữa các Bộ; do thể chế bị phân mảnh; ưu đãi bị lệch và do các trở ngại chính trị khác. Do đó, kết quả tốt nhất trong mọi trường hợp nhằm lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch có khả năng là một cách tiếp cận thực dụng - tìm cách thay đổi từng luật và quy định liên quan (bao gồm tiêu chí phân loại đô thị) có bao gồm các liên hệ cụ thể với những yêu cầu về biến đổi khí hậu. Hệ thống quy hoạch công cộng hướng dẫn và kiểm soát phát triển đô thị ở Việt Nam vẫn còn đang nổi trội, và Việt Nam rõ ràng vẫn còn một quãng đường phải đi trong việc tìm kiếm khung pháp lý gắn liền và hiệu quả cho việc phát triển không gian. Điều này sẽ hạn chế mức độ mà việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào các điều luật quy hoạch.được thực hiện một cách hiệu quả.

PHươNg PHÁP TIếP cậN của NIuRP TRoNg VIệc LồNg gHéP THícH ứNg kHí Hậu Vào Quy HoạcH ĐÔ THỊ: NHữNg HướNg DẫN NgHIêN cứu, kĩ THuậT Và xây DựNg cÔNg cụ. - Ts. Lưu Đức cườNg, (Tóm TắT) NHữNg HướNg DẫN NgHIêN cứu, kĩ THuậT Và xây DựNg cÔNg cụ. - Ts. Lưu Đức cườNg, (Tóm TắT)

Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia Việt Nam (VIAP / NIURP), trực thuộc Bộ Xây dựng, hiểu được rằng các vấn đề biến đổi khí hậu sẽ tác động đến hoạt động quy hoạch tại Việt Nam. Viện hoạt động như một trung tâm chuyên nghiên cứu và tư vấn ở cấp quốc gia, giúp thực hiện những quy hoạch chung đô thị cấp cao và xem xét các quy hoạch được thực hiện bởi các tổ chức và các đơn vị tư vấn khác.

NIURP đang hỗ trợ những thực hành quy hoạch cải tiến có lồng ghép biến đổi khí hậu, thông qua nghiên cứu về các vấn đề có liên quan, xây dựng và thử nghiệm các hướng dẫn kỹ thuật cho những nhà hoạt động thực tiễn và thông qua kiểm tra và phát hành các công cụ cho các nhà quy hoạch sử dụng nhằm giúp lồng ghép khí hậu vào các hoạt động quy hoạch. Ba nhiệm vụ này theo tuần tự nhưng cũng liên quan đến nhau. Các nghiên cứu về hiện trạng trên mặt đất dẫn đến các báo cáo nghiên cứu và tổng hợp các phương pháp tiếp cận thực tế để nêu bật các vấn đề. Những báo cáo này được xem xét, dẫn đến kết luận và hướng tiếp cận gợi ý, những nội dung này có thể được phổ biến thông qua các buổi đào tạo và tiếp tục được thử nghiệm trong thực tiễn thông qua các dự án thí điểm. Cuối cùng, kinh nghiệm này sẽ đưa đến việc tạo dựng các hướng dẫn kỹ thuật cho các nhà quy hoạch. Bằng cách này, NIURP có thể giúp giới thiệu các hoạt động quy hoạch sáng tạo tại Việt Nam cùng lúc áp dụng một

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam (Trang 47 - 48)