Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí minh, Việt Nam.hlphi@wacc.edu.vn hlphi@wacc.edu.vn
1. gIớI THIệu
Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô kinh tế của Việt Nam, bị uy hiếp thường xuyên bởi lượng mưa tăng và mực nước sông cao.
Bài báo nhằm đưa ra chiến lược tiếp cận về quản lý bão lụt tích hợp (IFMA) cho thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với bất định từ những ảnh hưởng của thiên nhiên và con người. Phần II mô tả những giải pháp cứng hiện áp dụng ở Thành phố. Phần III phân tích đặc điểm của những bất định chính do biến đổi khí hậu và đô thị hóa thiếu tính kiểm soát. Phần IV đề xuất khái niệm IFMA cho thành phố HCM cũng như những thách thức trong việc thực hiện IFMA. Phần V đưa ra kết luận chính rút từ bài báo này.
2. TổNg QuaN Về NHữNg gIảI PHÁP cứNg 2.1 Quy HoạcH JIca: NâNg cẤP cốNg THoÁT Nước 2.1 Quy HoạcH JIca: NâNg cẤP cốNg THoÁT Nước
Ngập lụt trong thành phố Hồ Chí Minh (HCMC) chịu tác đồng đồng thời của các yếu tố: lũ thượng nguồn, thủy triều, lượng mưa cục bộ cao và lún mặt đất, trong điều kiện yếu kém về mặt đầu tư cho các cơ sở hạ tầng quản lý ngập lụt trong những thập kỷ qua (Fig. 1).
Từ đầu những năm 2000, nhiều điểm ngập đã được phát hiện trên khắp Thành phố và đã tăng lên đến con số 150 vào năm 2007 (Hình 2). Năm 2001, nỗ lực ban đầu nhằm cải thiện hệ thống thoát nước đô thị đã được thực hiện với quy hoạch tổng thể đầu tiên (thường được đặt tên là Quy hoạch JICA hoặc Quy hoạch 752). Bản quy hoạch tổng thể dựa trên dữ liệu trước đây và tập trung hầu hết vào nâng cấp cống thoát nước và san nền cục bộ đã lập khuôn khổ cho những can thiệp chính vào tiểu lưu vực trung tâm 100 km2.
Những dự án nhiều triệu USD theo sau quy hoạch tổng thể đầu tiên này đã được thực hiện từ năm 2003 đã giúp cải thiện một cách cơ bản tình trạng ngập đô thị ở 80% các điểm ngập vào năm 2012. Chi phí thực hiện Quy hoạch JICA được ước tính lên tới 6 tỷ USD, tuy chỉ 20% trong số này đã được giải ngân trong suốt 10 năm qua.
2.2 Quy HoạcH kIỂm soÁT TRIều
2.2.1 Quy HoạcH của bộ NÔNg NgHIệP Và PHÁT TRIỂN NÔNg THÔN (maRD)
Từ giữa những năm 2000, phân tích thống kê dữ liệu thủy văn được thu thập từ các trạm nằm rải rác xung quanh khu vực thành phố HCM đã cung cấp chứng cứ về những bất thường của thủy văn (xem phần III-1 và Hình 4 và Hình 5).
Những quan ngại về biến đổi khí hậu (nước biển dâng và lượng mưa tăng) đã thúc đẩy những nỗ lực tiếp theo về quản lý lũ và kết quả là một chiến lược kiểm soát triều (được gọi là Quy hoạch MARD hoặc Quy hoạch 1547) được Thủ tướng phê duyệt năm 2008. Quy hoạch này nhằm bảo vệ thành phố HCM bằng một hệ thống bảo vệ bao gồm