Trong bối cảnh các cường quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông, Ấn Độ chắc chắn không muốn đứng ngoài “cuộc chơi” này. Nếu Mỹ và Nga vốn có những đồng minh truyền thống ở khu vực này thì Ấn Độ có lợi thếở mối quan hệ tốt đẹp và chuyến thăm UAE của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không nằm ngoài mục tiêu tạo “chỗđứng” vững chắc hơn cho Ấn Độở khu vực giàu dầu khí này.
Xét về vịtrí địa lý, Ấn Độ nằm gần các quốc gia khu vực Trung Đông hơn các cường quốc khác như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và cả khối EU. Do đó, Ấn Độ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế thương mại với các nước giàu giàu mỏ ở khu vực này. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới với thị trường hơn 1,2 tỷ dân, Ấn Độ nổi lên như một đối tác tiềm năng nằm cạnh các quốc gia Arab Trung Đông.
Về kinh tế - thương mại, mối quan hệ đã được thiết lập từ lâu giữa Ấn Độ và các nước Arab vùng Vịnh không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Năm ngoái, các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ. Riêng các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn thứ ba của Ấn Độ, sau Mỹ và Trung Quốc, với tổng kim ngạch thương mại lên tới 60 tỷ USD. Tính riêng về dầu khí, các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh cung cấp 45% lượng dầu khí cho Ấn Độ, trong đó Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là nguồn cung dầu khí lớn thứ 6 của Ấn Độ.
Về quan hệ chính trị, Ấn Độ có chính sách trung lập rõ ràng. Khác với Mỹ là đồng minh của Israel, Nga là đồng minh của Iran, Ấn Độ không ủng hộ bên nào
trong mối quan hệ phức tạp giữa các nước Arab với Iran hay Israel. Do đó, mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Trung Đông được duy trì tương đối tốt đẹp trong nhiều năm qua.
Về quân sự, hiện nay, hải quân Ấn Độ đang có mối quan hệ chặt chẽ với hải quân các nước Trung Đông thông qua việc tiến hành các cuộc tuần tra chung chống cướp biển tại Vịnh Aden, Ấn Độ Dương.
Bên cạnh đó, cộng đồng người Ấn Độ đang là cộng đồng người nước ngoài đông nhất tại các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh với khoảng 7 triệu người. Tính riêng ở UAE, có khoảng 2,6 triệu lao động người Ấn Độ và chiếm khoảng 30% dân số nước này. Ngoài ra, lao động Ấn Độ cũng có mặt tương đối nhiều ở Bahrain, Oman và Qatar. Hàng năm, kiều hối từ các nước nước Trung Đông chuyển vềẤn Độ lên tới 6 tỷ USD.
Đối với các nước Trung Đông, trong đó có UAE, việc tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, UAE và các nước Arab vùng Vịnh sẽ củng cố mốiquan hệ với một thị trường tiêu thụ dầu khí lớn khi Ấn Độ đã và đang trên đường trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt là khi Iran đang dần trở lại sân chơi thương mại toàn cầu sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử hồi giữa tháng 6 vừa qua. Thứ hai, Ấn Độ cũng là quốc gia có công nghệ khai thác dầu khí phát triển, hợp tác với Ấn Độ có thể giúp các nước Arab vùng Vịnh tăng cường việc khai thác dầu khí ở những vùng khó khăn, địa chất phức tạp. Thứ ba, các nước vùng Vịnh trong đó có UAE rất quan tâm tới nguồn nhân lực dồi dào của Ấn Độ để phát triển các ngành như công nghệ thông tin, xây dựng, giao thông vận tải và dịch vụ. Quan trọng hơn nữa, khi trở thành đối tác với Ấn Độ, các nước vùng Vịnh không phải lo ngại về những ràng buộc chính trị như trong mối quan hệ làm ăn với Mỹ. Bước vào thế kỷ XXI, Ấn Độ tiếp tục chủ trương thúc đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước ở khu vực Trung Đông, nội dung hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng được chú trọng, mở rộng phong phú và nhộn nhịp hơn.
Đối với Iran:Ấn Độ có mối quan hê ̣tương đối ổn đi ̣nh với Iran kể cảtrước và sau Cách ma ̣ng Hồi giáo. Lãnh đạo hai nước xác định rõ vai trò quan trọng của Iran và Ấn Độ trong quan hệ quốc tế, kêu gọi cả hai quốc gia tận dụng mọi tiềm năng để tăng cường hợp tác song phương và quốc tế; cùng phấn đấu xây dựng một hệ thống và trật tự thế giới tương lai trong đó sự công bằng và tình hữu nghị giữ vai trò chủ đạo. Quan hệ giữa Ấn Độ và Iran đang phát triển trong nhiều lĩnh vực, như năng lượng, thương mại và
giao thông vận tải. Ấn Độ hiện đang tìm cách tăng gấp đôi lượng dầu nhập khẩu từ Iran. Thông qua Iran, Ấn Độ xây dựng một kết nối chiến lược với khu vực Trung Á.
Đối với Iraq, quan hệ Ấn Độ - Iraq được xây dựng trên một nền móng vững chắc; hai nước có mối quan hệ gần gũi về thương mại, văn hóa... Iraq là một trong những đối tác quan trọng nhất của Ấn Độ tại Trung Đông và đang trở thành nước cung cấp dầu mỏ lớn thứ hai cho Ấn Độ. Mối quan hệ thương mại năng lượng giữa hai nước được Ấn Độ xác định phải trở thành một đối tác chiến lược, trong đó có hợp tác thông qua các liên doanh thăm dò, khai thác dầu mỏ, xây dựng các nhà máy hóa dầu, chế biến phân bón và mở rộng và đa dạng hóa hợp tác kinh tế.
Đối với Israel, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập vào năm 1992, song kim ngạch thương mại hai chiều có nhiều bước tiến nhảy vọt, tăng lên mức 6 tỷ USD năm 2014 so với mức 200 triệu USD của năm 1992. Israel là nhà cung cấp công nghiệp quốc phòng tiềm năng cho Ấn Độ. Israel đã có mối quan hệ an ninh rộng rãi với Ấn Độ. Số lượng các văn phòng đại diện của các công ty quốc phòng Israel tại Ấn Độ chỉ đứng thứ hai sau Mỹ.
Đối với Palestine, chủ trương ủng hộ Palestine là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Thủ tướng Manmohan Singh từng nhấn mạnh: Ủng hộ sự nghiệp của Palestine là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, chủ quyền và thống nhất dân tộc của nhân dân Palestine, với Đông Jerusalem là thủ đô. Ấn Độ cũng mong muốn Palestine và Israel sớm nối lại các cuộc đàm phán hòa bình để đi tới một giải pháp toàn diện. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã dành cho Palestine khoản viện trợ 10 triệu USD và thúc đẩy sự hợp tác về công nghệ thông tin, giáo dục và đào tạo.
Đối với Syria, Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị lâu đời dựa trên các yếu tố tương đồng về lịch sử và nền văn minh. Sự hợp tác về thương mại, đầu tư và năng lượng cũng là trọng tâm trong quan hệ hai nước thế kỷ XXI. Ấn Độ - đất nước đang tìm kiếm các nguồn năng lượng mới - đang vươn tới các nước như Syria và Iran bất chấp mối quan hệ nồng ấm của mình với Mỹ.
Có thể thấy quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Đông những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều sự điều chỉnh cơ bản, nhất là trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao và quân sự. Sự trao đổi thường xuyên các đoàn cấp cao giữa Ấn Độ và các nước Trung Đông là cơ sở cho quá trình củng cố tăng cường phát triển quan hệ giữa Ấn Độ và các nước Trung Đôngtrong bối cảnh quốc tế mới.