Tác động đối với quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 140)

Trong những năm đầu thế kỷ XXI này với những thành tựu to lớn về ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự quốc phòng…đặc biệt trên lĩnh vực ngoại giao thì vị trí của đất nước có hơn một tỉ dân này đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trên các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới, đặc biệt trong thảo luận về các vấn đề toàn cầu nổi cộm, từ khủng hoảng kinh tế - tài chính đến an ninh quốc tế bởi những tác động của nó trên quy mô khu vực và thế giới ngày càng nhiều.

Có thể nói, Ấn Độ đã tự vươn mình trở thành một quốc gia quan trọng trong đời sống quốc tế, có tiếng nói ngày càng to lớn trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, có nền kinh tế ngày càng phát triển và giành được những thành tựu quan trọng về khoa học công nghệ. Mặc dù có những giai đoạn phải tập trung vào các vấn đề đối nội phức tạp, Ấn Độ đã dần giành được vị trí ngày càng to lớn trong cộng đồng các nước phát triển ở Á - Phi - Mỹ Latinh và đến nay đã thu hút được sự chú ý cũng như tranh thủ của tất cả các nước lớn và các trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của thế giới. Những thành tựu này đã tạo cho Ấn Độ một vị thế mới để bước vào thế kỉ XXI.

3.2.1.1. Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Ấn Độ

Trước hết, với sức mạnh của một nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản; cùng với lực lượng quân đội lớn thứ hai trên thế giới được trang bị cả vũ khí hạt nhân; một nền ngoại giao đang ra sức phục vụ phát triển kinh tế đã giúp cho Ấn Độ “tỏa sáng”trong những năm gần đây. Chính nhờ những vị thế này mà có thể nói “không ai có thể bỏ qua Ấn Độ”, một “Ấn Độ tỏa sáng” buộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới phải thay đổi cách nhìn về vai trò của Ấn Độ và xem xét lại các chính sách ngoại giao của mình với Ấn Độ trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao. Các chuyến thăm chính thức của Tổng thống Pakistan, Thủ tướng Trung Quốc,Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ… trong hai nhiệm kỳ thủ tướng Manmohan Singh đã thể hiện sự quan tâm của các nước này đến Ấn Độ trên bình diện chính trị, từ đó tạo cơ sở để hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước với nhau.

Có thế nói dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ đã xích lại gần hơn với Mỹ trong mối quan hệ mà cả hai bên cùng cần nhau. Mỹ coi Ấn Độ là một trong những đồng minh tự nhiên gần gũi của Mỹ, Mỹ đã có nhiều hoạt động nhằmở thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước. Trong chuyến thăm Mỹ năm 2009 của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: “Mỹ - Ấn sẽ trở thành một trong những quan hệ định hình thế kỷ XXI”. Những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ là đối tác trao đổi thương mại và là nguồn đầu tư lớn nhất của Ấn Độ. Số liệu thống kê của chính phủ Mỹ cho thấy, quan hệ thương mại Mỹ - Ấn chỉ đạt 14 tỷ USD vào năm 2000 nhưng đến năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều lên tới gần 50 tỷ USD. Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ[102]. Một lý do quan trọng nữa khiến cả Mỹ và Ấn Độ đều muốn liên kết với nhau là nhằm tạo ra một đối trọng với Trung Quốc ở châu Á, bảo đảm một “sự cân bằng chiến lược” cần thiết tại khu vực này.

Trong thế kỷ XXI, Ấn Độ vươn mình trỗi dậy với tư cách là một nền kinh tế lớn ở khu vực Nam Á, việc hợp tác với quốc gia đông dân và nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này sẽ đem lại nhiều hứa hẹn với các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được điều đó, EU và các quốc gia thành viên cũng bắt đầu điều chỉnh những quan hệ hợp tác với Ấn Độ, trước hết là chú trọng vào những hợp tác trênh lĩnh vực kinh tế. Tháng 12/2010, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dẫn đầu một đoàn đại biểu hơn 60 người tới Ấn Độ để mở đường cho những “dự án thỏa hiệp” với tổng số trị giá các hợp đồng lên

đến 15 tỷ Euro, trong đó có 10 tỷ Euro về lĩnh vực dân sự và 5 tỷ Euro về lĩnh vực quốc phòng. Năm 2010 đến 2013, Thủ tướng Anh David Cameron đã có ba lần tới thăm Ấn Độ, trong khuôn khổ các chuyến thăm, ông Cameron đã trao đổi với Thủ tướng nước chủ nhà Ấn Độ Manmohan Singh về thúc đẩy quan hệ thương mại, chia sẻ quan điểm về Sri Lanka, trao đổi các vấn đề song phương và khu vực, đồng thời củng cố quan hệ với các đồng minh chính trị mới. Xuất khẩu của Anh tới Ấn Độ tăng 25% trong năm 2013, trong khi xuất khẩu của Ấn Độ sang Anh tăng 10%. Anh là nhà đầu tư châu Âu lớn nhất của Ấn Độ[96].

Trung Quốc điều chỉnh chiến lược theo hướng giữ cân bằng quan hệ, một mặt tăng cường hợp tác hữu nghị với Ấn Độ. Nếu xảy ra tranh chấp biên giới, Trung Quốc cũng cố gắng tìm kiếm giải pháp đàm phán hòa bình, tránh biến Ấn Độ trở thành kẻ thù, gây thiệt hại cho Trung Quốc trong quan hệ quốc tế. Trong khi chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ ngày càng rõ ràng, sự can dự của Mỹ ở khu vực này ngày càng nhiều hơn, Trung Quốc thực hiện chính sách tăng cường quan hệ với Ấn Độ để tạo thế đối trọng và kiềm chế vai trò, ảnh hưởng của Mỹ. Vào tháng 12 năm 2010, Ấn Độ đánh dấu một mốc son ngoại giao khi ông Ôn Gia Bảo là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên tới thăm Ấn Độ trong nửa thập kỷ trước đây để mở đầu cho làn gió hữu nghị mới giữa hai nước. Ông dẫn đầu một trong những đoàn đại biểu lớn nhất từ trước đến nay tới Ấn Độ, gồm 400 giám đốc và doanh nghiệp với hy vọng chuyến thăm nay sẽ thúc đẩy tình hữu nghị hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ và làm sâu sắc thêm quan hệ hai nước.

Đánh giá hoạt động ngoại giao của Ấn Độ có thể nhận thấy rằng, trong những năm đầu thế kỷ XXI, hàng loạt chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia tới Ấn Độ cho thấy Ấn Độ đang là điểm đến hấp dẫn của quốc tế. Và điều này càng trở nên chắc chắn khi Mỹ và phương Tây cam kết toàn tâm toàn ý ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

3.2.1.2. Góp phần củng cố cấu trúc đa phương của trật tự thế giới, chuyển dịch trọng tâm địa - chính trị thế giới sang châu Á - Thái Bình Dương trọng tâm địa - chính trị thế giới sang châu Á - Thái Bình Dương

Quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ cùng với sự phát triển các nền kinh tế lớn khác ở châu Á - Thái Bình Dương góp phần làm chuyển dịch trọng địa chính trị thế giới từ Tây Âu chuyển sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các chiến lược gia quốc tế dự báo, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI và đang trở thành động lực chính của

nền chính trị toàn cầu. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là những nhân tố quan trọng hàng đầu để nói đến điều đó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, châu Á - Thái Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế. Hiện dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…). Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới và là những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế. Trong “Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI”, Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ. Thực tế ở khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng do ở đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ, đặc biệt những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này về chính trị và kinh tế.

Ấn Độ đã tự vươn mình trở thành một quốc gia quan trọng trong đời sống quốc tế, có tiếng nói ngày càng to lớn trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Ấn Độ đã thu hút được sự chú ý cũng như tranh thủ của tất cả các nước lớn và các trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của thế giới. Những thành tựu này đã tạo cho Ấn Độ một vị thế mới để bước vào thế kỷ XXI. Với tầm vóc của mình, với tiềm năng vốncó, trong thế kỷ XXI chắc chắn Ấn Độ sẽ có một vai trò to lớn trong đời sống quốc tế, nhất là ở châu Á- Thái Bình Dương. Với những gì Ấn Độ đã và đang thể hiện, vị trí quốc tế của Ấn Độ sẽ ngày càng được nâng cao hơn trong tương lai, Ấn Độ sẽ khẳng định được vai trò cường quốc của mình trên trường quốc tế trong nhiều lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, công nghiệp, công nghệ tin học, công nghệ vũ trụ, an ninh năng lượng. Tuy nhiên, vị thế về đối ngoại của nước này đối với các vấn đề quốc tế vẫn tiếp tục được khẳng định với tư cách là một nước lớn của thế giới thứ ba.

Là cường quốc đang trên đà vươn lên, Ấn Độ mong muốn trong một thời gian ngắn trở thành một trong những cực của thế giới mới. Nhưng đồng thời, Ấn Độ cũng tìm cách cùng với một số nước đang phát triển khác xác định lại cấu trúc đa phương của trật tự thế giới. Có nhiều ví dụ cho thấy rõ điều đó như vấn đề cải tổ Liên hợp quốc, cốt lõi của hệ thống Liên hợp quốc là Hội đồng Bảo an và 5 thành viên thường trực. Ấn Độ từ lâu đã phê phán sự bá quyền có từ năm 1945 đó. Năm

2004, cùng với Nhật Bản, Brazil và Đức, Ấn Độ đề nghị mở rộng thành phần thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an tại diễn đàn Liên hợp quốc. Pháp, Anh và Nga ủng hộ vấn đề mà Ấn Độ đưa ra. Trung Quốc và Mỹ thì còn nhiều toan tính và do dự trước vấn đề đó, tuy nhiên, trong bài phát biểu trước Nghị viện Ấn Độ ngày 8/11/2004, Tổng thống Barack Obama cũng lên tiếng ủng hộ triển vọng mở rộng thành phần thành viên thường trực của Hộ đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Mặt trận thứ hai: vấn đề tái cân bằng cũng được đặt ra trong Quỹ tiền tệ quốc tế. Vai trò của Ấn Độ và một số nước mới trỗi dậy khác (trong đó có Trung Quốc) bắt đầu tăng lên so với một số nước châu Âu. Mặt trận thứ ba: tại Tổ chức thương mại thế giới, ngay từ đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ đi đầu cùng với nhiều nước khu vực Nam Á khác đã yêu cầu Liên minh châu Âu và Mỹ giảm trợ giá nhiều mặt hàng cho nông dân vì tình trạng này làm rối loạn các quy định về cạnh tranh, không có lợi cho nông dân các nước khu vực Nam Á.

3.2.1.3. Góp phần đảm bảo nền hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề toàn cầu

Quá trình điều chỉnh chiến lược trong chính sách đối ngoại dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh và sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI trở thành một nhân tố quan trọng, tác động mạnh mẽ đến việc duy trì hòa bình khu vực, giải quyết các vấn đề toàn cầu thông qua các cơ chế hợp tác song phương, đa phương, và các sáng kiến khu vực.

Trong cuộc đấu tranh chống hiệu ứng biến đổi khí hậu, tại Hội nghị thượng đỉnh Côpenhaghen năm 2009, Ấn Độ và Trung Quốc từ chối xác định chính sách môi trường dưới sự thúc ép của quốc tế vì cho rằng các nước tiên tiến thực hiện quá trình công nghiệp hóa từ thế kỷ XIX phải chịu trách nhiệm chính về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và các nước này không thể ngăn cản các nước đang phát triển khác tham gia cuộc chạy đua tăng trưởng. Hai nước cũng hoạch định các chương trình nhằm thúc đẩy một nền “kinh tế xanh”. Cùng với Nam Phi và Brazil, Ấn Độ góp phần thiết lập trục xuyên lục địa giữa các nước mới nổi lớn: đó là tổ chức IBSA bao gồm Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, và sau đó là nhóm BASIC với sự tham gia của Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong thập niên tới, có thể dự đoán rằng Ấn Độ sẽ tham gia tích cực hơn trong các tổ chức khu vực và thế giới cũng như khả năng về một chỗ đứng của Ấn Độ trong Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), hay tận dụng vai trò lãnh đạo của mình

trong tổ chức toàn cầu nhằm chống lại AIDS và các dịch bệnh khác; tham gia các cuộc tập trận chung trên mức độ đa phương nhằm bảo vệ tự do an ninh hàng hải, chống chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thông qua các sáng kiến khu vực như Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Tổ chức Hợp tác kinh tế và công nghiệp các nước ven Vịnh Bengal (BIMSTEC), Dự án hợp tác các khu vực châu thổ sông Hằng với khu vực sông Mekong (MGC)… để đẩy nhanh hợp tác giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực thúc đẩy tin tưởng hiểu biết lẫn nhau để góp phần duy trì hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.

Với tầm vóc của mình, với tiềm năng vốn có, trong những năm tiếp theo của thế kỉ XXI chắc chắn Ấn Độ sẽ có một vai trò to lớn trong đời sống quốc tế, nhất là ở khu vực CA-TBD. Với những gì Ấn Độ đã và đang thể hiện, vị trí quốc tế của Ấn Độ sẽ ngày càng được nâng cao hơn trong tương lai, Ấn Độ sẽ khẳng định được vai trò cường quốc của mình trên trường quốc tế trong nhiều lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, công nghiệp, công nghệ tin học, công nghệ vũ trụ, an ninh năng lượng. Tuy nhiên, vị thế về đối ngoại của Ấn Độ đối với các vấn đề quốc tế vẫn tiếp tục được khẳng định với tư cách là một nước lớn của thế giới thứ ba.

3.2.2. Tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

3.2.2.1. Thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam phát triển lên tầm cao mới Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao: xác lập mối quan hệ chiến lược Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao: xác lập mối quan hệ chiến lược

Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 07/01/1972. Hai nước đều có lập trường kiên quyết trong vấn đề độc lập dân tộc và chống chủ nghĩa đế quốc. Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi Liên Xô tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, để phù hợp với tình hình mới, cả hai nước đều tiến hành đổi mới, cải cách kinh tế; đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển.

Trong “chính sách hướng Đông” của mình, Ấn Độ coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ truyền thống và đã qua thử thách với Việt Nam. Ấn Độ cho rằng một

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)