Những triết lý truyền thống của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 36 - 39)

Ấn Độ là cái nôi của nền văn minh phương Đông cổ đại, nơi đây đã từng tồn tại rất nhiều những tư tưởng triết học phong phú đa dạng. Trong đó có những tư tưởng, triết lý về thế giới nói chung và về vị trí của Ấn Độ trong thế giới ấy. Trên cơ sở đó, các tư tưởng đối ngoại của Ấn Độ dần dần được định hình trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Chủ nghĩa đa nguyên của Ấn Độ: Ấn Độlà một xã hội của nhiều tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời, đây cũng là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Do sự đa dạng về tôn giáo và ngôn ngữ, xuyên suốt nền tảng quốc gia, yếu tố đa nguyên là biểu hiện thống nhất căn bản đặc trưng của Ấn Độ và để lại dấu ấn trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Vì lẽ đó, ảnh hưởng tôn giáo nói riêng và văn hóa nói chung của Ấn Độ ra bên ngoài cũng mạnh mẽ hơn.

Chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ: Ấn Độ có hơn 500 dân tộc lớn nhỏ, các dân tộc đều tham gia đấu tranh chính trị, đấu tranh giải phóng dân tộc, trường phái tư tưởng chủ nghĩa dân tộc tương đối mạnh mẽ. Sau khi giành độc lập, Ấn Độ tuyên bố đi theo “Con đường thứ ba”, tức con đường chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc bảo vệ sự độc lập của quốc gia dân tộc và truyền thống dân tộc, hình thành nên con đường phát triển mang đặc sắc Ấn Độ. Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ đặt những mục tiêu vàophát triển kinh tế cho xã hội.

Ấn Độ là một cường quốc khu vực, họ tạo lập quốc gia và dựng nước và xây dựng chính sách đối ngoại trên cơ sở chủ nghĩa dân tộc, bao gồm các yếu tố là: (i) chủ nghĩa dân tộc thế tục, (ii) chủ nghĩa dân tộc tôn giáo Ấn Độ và (iii) phong trào Hồi giáo. Ba trường phái này lần lượt có đặc trưng mang tính chính trị, đặc trưng mang tính chủ đề và đặc trưng mang tính không hài hòa tương đối lớn. Sự mâu thuẫn và đấu

tranh lẫn nhau giữa các trường phái này không chỉ mang đến tính không xác định cho sự trỗi dậy và phát triển của Ấn Độ, mà còn gây ảnh hưởng phức tạp và sâu sắc đến tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và đa cực hóa thế giới.

- Đặc trưng chủ nghĩa dân tộc thế tục của Ấn Độ, Ấn Độ là một quốc gia đa tôn giáo, nhưng về nguyên tắc lập quốc lại thi hành chủ nghĩa thế tục. Chủ nghĩa thế tục cho rằng, cùng với sự phát triển của xã hội công nghiệp, tôn giáo sẽ mất dần vai trò quan trọng của nó trong đời sống xã hội loài người và đến một lúc nào đó nó sẽ không còn ý nghĩa như nó đã từng có trong lịch sử. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa dân tộc là tư tưởng trị quốc cơ bản của Ấn Độ. Trước khi độc lập, chủ nghĩa dân tộc chủ yếu biểu hiện ở tư tưởng phong trào bất bạo động của Gandhi lật đổ sự thống trị thực dân của người Anh. Sau khi giành độc lập, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc nhanh chóng ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân, đồng thời nâng tư tưởng đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, nhân dân Ấn Độ vô cùng xem trọng tính độc lập của quốc gia. Khuynh hướng chính trị hóa chủ nghĩa dân tộc thế tục trở thành động lực quan trọng khiến Ấn Độ trỗi dậy một cách nhanh chóng, đóng vai trò thống trị và chi phối trong đời sống kinh tế, chính trịvà đối ngoại. Hiện nay, ý thức cường quốc chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ đang dẫn dắt quốc gia này. Karl Deutsch cho rằng, Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, dân chủ và tuân thủ pháp luật. Tuy nhìn từ phương diện thực lực chính trị và kinh tế, Ấn Độ là quốc gia đang phát triển, nhưng nước này “có phương thức đặc biệt về tổ chức xã hội, phương thức này không những ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của Ấn Độ đối với thế giới, mà cũng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của thế giới đối với Ấn Độ”[208].Đây là đặc trưng điển hình của sự chính trị hóa chủ nghĩa thế tục Ấn Độ.

- Đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo của Ấn Độ, đây là chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, mang màu sắc tôn giáo mạnh mẽ. Tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo Ấn Độ cho rằng, chính trị phải lấy giá trị tôn giáo làm nền tảng. Từ sau thập niên 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ trỗi dậy trường phái tư tưởng chủ nghĩa phục hưng dân tộc Ấn Độ giáo. Đảng Bharatiya Janata tìm cách tập hợp sự đồng thuận dân tộc thông qua việc tăng cường ý thức Ấn Độ giáo, điều này thể hiện ý đồ tăng cường tinh thần chủ nghĩa yêu nước, thực hiện chấn hưng dân tộc và cường thịnh đất nước thông qua sự phục hưng văn hóa Ấn Độ giáo. Nó biểu đạt lợi ích và nguyện vọng của các cá nhân bằng con đường bạo lực, từ đó tạo nên tính bất ổn của xã hội.

Chủ nghĩa dân tộc thế tục đã điều hòa sự bất ổn này trong quá trình phát triển của Ấn Độ, chủ nghĩa thế tục nhấn mạnh vào lợi ích quốc gia, biến chủ nghĩa dân tộc tôn giáo Ấn Độ phát triển theo hướng chủ nghĩa dân tộc kinh tế và văn hóa khoa học kỹ thuật. Sự tồn tại đồng thời giữa văn hóa thế tục và văn hóa tôn giáo khiến sức mạnh xung đột tạo ra từ sự biến động các mâu thuẫn bị phân tán, bảo đảm sự ổn định cơ bản về kết cấu xã hội và tính bền vững của đời sống xã hội về quan niệm giá trị văn hóa

Chủ nghĩa phục hưng dân tộc Ấn Độ giáo nhấn mạnh đến nhân tố Ấn Độ giáo trong chủ nghĩa dân tộc, hướng “ý thức cường quốc” của Ấn Độ đến chỗ cực đoan. Để theo đuổi “địa vị cường quốc”, chủ nghĩa này nhấn mạnh việc theo đuổi “địa vị trung tâm”ở Nam Á và ẤnĐộ Dương là bước đầu tiên của chiến lược cường quốc, mưu cầu “địa vị trung tâm”ở Nam Á là bước thứ hai của chiến lược cường quốc, mưu cầu “địa vị trung tâm” thế giới là mục tiêu cuối cùng của chiến lược này. Việc giành một ghế ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là mục tiêu hiện thực của chiến lược cường quốc của nước này. Đây là ý nguyện của đại đa số tín đồ Ấn Độ giáo, nó là đặc trưng mang tính chủ thể điển hình.

- Đặc trưng của phong trào Hồi giáo Ấn Độ, tín đồ Hồi giáo chỉ chiếm thiểu số, đa phần người Hồi giáo sống ở đáy xã hội, thường chịu sự bài trừ của tầng lớp chủ lưu trong xã hội và sự kỳ thị về ý thức. Người Hồi giáo rất khó hòa nhập vào xã hội chủ lưu Ấn Độ, dẫn đến sự bất mãn về chính sách bên trong và bên ngoài của Ấn Độ về mặt giá trị quan. Ví dụ: Họ đồng tình với Pakistan, phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền của Mỹ, không đồng ý việc chính phủ thân Mỹ, không tán thành quan hệ Ấn Độ - Israel… Đó đều là đặc trưng điển hình của tính không hài hòa của chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo Ấn Độ.

Cho dù là chủ nghĩa dân tộc thế tục hay chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, nền tảng triết học của nó đều thấm nhuần tinh thần tôn giáo và đặc trưng thế tục mạnh mẽ. Những tư tưởng lập quốc và sự kết hợp của ba hình thái chủ nghĩa dân tộc không chỉ thể hiện hạt nhân tư duy của “thuyết Ấn Độ là trung tâm”, mà còn là trụ cột tinh thần và động lực của sự trỗi dậy Ấn Độ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tư duy đối ngoại và việc xác định vị trí, vai trò của Ấn Độ trong quá trình toàn cầu hóa và đa cực hóa hiện nay.

Các trường phái chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ thúc đẩy chính phủ tích cực thực hiện cải cách kinh tế, biến thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI trở thành “thập niên Ấn Độ”.

Chủ nghĩa dân tộc là cỗ máy phục dịch và trợ lực giúp kinh tế Ấn Độ cất cánh. Từ khi nước này thúc đẩy cải cách kinh tế cho đến nay, nền kinh tế cơ bản giữ được con số tăng trưởng tương đối cao, trở thành một trong mười thị trường mới nổi trên thế giới. Chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ với nền tảng là “Thuyết Ấn Độ là trung tâm” gây ảnh hưởng tới quyền lợi phát triển bình đẳng của các quốc gia trong khu vực và các nước đang phát triển, nó có phần áp chế sự phát triển và hợp tác của khu vực Nam Á. Đây là tình hình thực tế của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ gây trở ngại cho toàn cầu hóa về kinh tế và hợp tác kinh tế khu vực.

Người Ấn Độ có bản tính ôn hòa, nhẫn nại nhưng lại rất kiên định và độc lập. Họ rất tự hào với bản sắc văn hóa và nền độc lập riêng của mình[197; tr.103]. Họ có bản tính tự lực, tự cường và không chấp nhận sự núp bóng người khác. Điều này thể hiện ở việc họ luôn khao khát và quyết tâm giành độc lập từ thực dân Anh cũng như độc lập với Mỹ trong việc củng cố và bảo vệ độc lập của mình. Với bản tính ôn hòa, bất bạo động mà họ học được từ Mahatma Gandhi, họ luôn muốn giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa bình. Bên cạnh đó, người Ấn không chỉ tin rằng đất nước của họ tạo ra một nền văn minh cổ xưa vĩ đại mà nó còn là một cường quốc lớn thời hiện đại, xứng đáng được tôn trọng và đối xử như những cường quốc khác. Họ luôn có niềm tin rằng đất nước của mình có sứ mệnh phải đóng vai trò nổi bật trên thế giới[130; tr350]. Chính đặc điểm tính cách trên đã tạo cho Ấn Độ một truyền thống văn hóa đối ngoại, đó là dựa trên những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và bình đẳng kinh tế trên thế giới. Ấn Độ luôn quảng bá cho triết lý không liên kết trong quan hệ quốc tế và nỗ lực thể hiện là một quốc gia châu Á “trung lập tích cực”có trách nhiệm. Lý tưởng của Ấn Độ là xây dựng một trật tự thế giới hòa bình, nơi các quốc gia có thể chung sống hòa bình và thân thiện với nhau. Ấn Độ không chỉ có khát vọng giành độc lập dân tộc cho nước nhà mà luôn mong muốn tất cả các quốc gia thuộc địa trên thế giới được tự do, độc lập. Đây chính là nét văn hóa, tư tưởng đặc trưng riêng của Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)