0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Đối với một số tổ chức khu vực chủ yếu

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (Trang 109 -120 )

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế diễn ra những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của thế kỷ mới, Ấn Độ đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ chính sách đối ngoại, trong đó đặt ưu tiên với các nước láng giềng và khu vực Nam Á thông qua SAARC. Nằm ở phía đông của Ấn Độ và có mối liên hệ chặt chẽ về văn hóa, Đông Nam Á được xác định là trọng tâm chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

* Đối với Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC):

Có thể thấy, trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trước ảnh hưởng của Trung Quốc với khu vực trong thế kỷ XXI, Thủ tướng Manmohan Singh đã có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình. Đồng thời ông cũng xác định những ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là tăng cường ảnh hưởng và khẳng định vị thế của Ấn Độ tại Nam Á, thông qua SAARC. Theo đó, Ấn Độ đã đặt mối quan hệ với các nước láng giềng lân cận là ưu tiên hàng đầu

trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Manmohan Singh, quan hệ của Ấn Độ với các nước thành viên SAARC được củng cố mạnh mẽ hơn so với các giai đoạn trước đây.

SAARC là một liên minh kinh tế và địa chính trị của tám quốc gia thành viên chủ yếu ở lục địa Nam Á. Tổ chức này được thành lập vào ngày 8 tháng 12 năm 1985 dưới sự lãnh đạo của ZiaurRahaman Tổng thống Bangladesh nhằm thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội, phát triển văn hóa, hữu nghị và hợp tác với các nước đang phát triển nhấn mạnh sự tự lực về văn hóa. Các thành viên sáng lập là Srilanka, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Maldives và Bangladesh. Afghanistan đã tham gia với tổ chức này vào năm 2007. Ấn Độ là quốc gia lớn nhất và phát triển mạnh trong khu vực SAARC. Cả về mặt địa lý và kinh tế, Ấn Độ chiếm 70% khu vực SAARC. Ấn Độ được nhìn nhận là thành viên có ảnh hưởng nhất và có trách nhiệm nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế khu vực ở Nam Á. dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển ở SAARC. Ấn Độ có nhiều đóng góp hơn cho Quỹ phát triển SAARC. Hiệp định thương mại ưu đãi SAARC là bước đầu tiên trong tự do hóa thương mại ở khu vực này.

Ở Nam Á, SAARC là thể chế đa phương có cơ chế ảnh hưởng nhất ở khu vực. Trong những năm đầu mới thành lập, thương mại và đầu tư không phải là những chủ đề chính trong hợp tác khu vực. Các mục tiêu tổng quát mà SAARC đề ra khi mới thành lập là: Thúc đẩy sự phát triển của tất cả các dân tộc tại Nam Á và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ cùng với sự phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội; Tăng cường sự hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa các nước Nam Á; Để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và đánh giá đúng đắn một vấn đề nào đó; Thúc đẩy, tăng cường sự hợp tác lẫn nhau trong các lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Công nghệ và Khoa học kĩ thuật; Tăng cường sự hợp tác với các nước đang phát triển; Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức quốc tế khác và những vấn đề trọng đại; Hợp tác với các tổ chức khu vực có mục đích giống nhau.

Trong khuôn khổ Khu vực thương mại ưu đãi SAFTA của SAARC, một chính sách bao gồm 4 mục tiêu có thể giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực:

Mục tiêu đầu tiên và có vai trò quan trọng là tập trung vào thương mại Ấn Độ - Pakistan, dựa vào sự phát triển một số lĩnh vực chủ chốt như cải thiện các đường bay. Một hiệp định giữa Ấn Độ và Pakistan nhằm nối lại thương mại qua biên giới sẽ thúc đẩy sự hòa nhập khu vực, tăng cường và đặt nền móng cho những tiến bộ

của SAFTA. Mục tiêu thứ hailà cải thiện quy định về hải quan, hải cảng. Mục tiêu thứ balà ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước ngoài khu vực Nam Á nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu trên. Mục tiêu thứ tư là tập trung vào thương mại dịch vụ và đầu tư.

Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, Ấn Độ chia sẻ nhiều điểm tương đồng và lợi ích chung với các quốc gia khu vực Nam Á, như lịch sử quan hệ truyền thống tốt đẹp, chung mục tiêu đấu tranh vì một trật tự thế giới đa cực, chung mối đe dọa từ chủ nghĩa ly khai, khủng bố, tôn giáo cực đoan. Tại hội nghị thượng đỉnh SAARC lần thứ 14, Thủ tướng Manmohan Singh nhấn mạnh rằng hòa bình là một yêu cầu tiên quyết cho sự thịnh vượng ở Nam Á. Mục tiêu chiến lược của Ấn Độ là củng cố vị trí cường quốc khu vực và hướng tới trở thành trung tâm quyền lực của thế giới. Do đó, Ấn Độ tiếp tục nâng cao nội lực, củng cố quan hệ láng giềng và khu vực Nam Á, thực hiện chính sách can dự tích cực và ngoại giao kinh tế nhằm duy trì ảnh hưởng tại khu vực. Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Nepan, Butan, Maldives; giải quyết bất đồng, tranh chấp với Bangladesh; thúc đẩy tiến trình đàm phán hoà bình với Pakistan; tích cực thúc đẩy hợp tác với các nước trong khu vực thông qua các cơ chế hợp tác như: “Sáng kiến hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành ở vịnh Bengan”, “Hiệp hội hợp tác các nước khu vực Nam Á”, Hiệpđịnh khu vực thương mại tự do...

Trên lĩnh vực thương mại, chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh chủ trương thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước Nam Á và SAARC, vì ổn định và phát triển chung của khu vực cũng như lợi ích mỗi quốc gia thành viên. Dấu ấn quan trọng là Hội nghị lần thứ 14 của SAARC năm 2007 trong bối cảnh nền kinh tế các nước trong khu vực có sự khởi sắc, đặc biệt là Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 9,2% trong năm 2005-2006[144]. Ấn Độ cũng đã cam kết xây dựng một hệ thống thương mại tự do, thống nhất để tạo ra cơ hội mới và tăng trưởng kinh tế cho các nước thành viên. Không chỉ chú ý đến liên kết, hợp tác trong khu vực, Ấn Độ còn kêu gọi các nước thành viên khôi phục lại Vòng đàm phán Doha, tập trung vào vấn đề phát triển, kêu gọi các nước thành viên WTO thực hiện cam kết của họ để có thể sớm kết thúc vòng đàm phán này. Đồng thời, Ấn Độ cũng tham gia tích cực vào quá trình thúc đẩy sự hoạt động của SAFTA. Mặc dù, SAFTA vẫn chưa đem lại nhiều kết quả như mong muốn của các nước thành viên, song Ấn Độ muốn thông qua SAARC nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở cửa thị trường, thông qua thực hiện chương trình tự do hóa và tin tưởng rằng SAFTA sẽ tác động đến các lĩnh vực khác

trong hợp tác khu vực, bao gồm cả thương mại, dịch vụ... và một hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ sẽ được đưa ra trong thời gian sớm nhất.

Ấn Độ cũng tích cực thực hiện các giải pháp thuận lợi hóa thương mại, đặc biệt trong việc tiêu chuẩn hóa các tên hiệu, tài liệu, các thủ tục cho việc thông thương hàng hóa... Hệ thống viễn thông khu vực cần được nâng cấp để mở rộng khả năng kết nối mọi người trong khu vực, đồng thời, thực hiện các biện pháp tự do hóa thuế quan trong ngành viễn thông, trên cơ sở có đi có lại.

Ấn Độ mở rộng hợp tác kinh tế sang cả lĩnh vực đầu tư nội khối, đối với các nước thành viên của SAARC, kêu gọi các nước cần đi đến ký kết hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư một cách sớm nhất. Đây là vấn đề quan trọng của SAARC, khi mà khả năng đầu tư nội khối còn hạn chế, khả năng thu hút FDI từ bên ngoài chưa được nhiều. Do vậy, Ấn Độ đã tuyên bố đơn phương miễn thuế nhập khẩu cho các nước SAARC, giảm danh mục hàng hóa loại trừ cho các nước Nam Á từ 45% xuống 10%. Ấn Độ cũng đơn phương tự do hóa thị thực cho giáo viên, sinh viên, nhà nghiên cứu từ các nước thuộc SAARC, tự nguyện đóng góp 25 triệu USD cho việc nâng cấp Ban Thư ký SAARC tại Kathmandu[144]. Cũng chính Ấn Độ đã đề nghị nối tất cả thủ đô các nước bằng các đường bay trực tiếp, coi đó là bước đi đầu tiên của sự liên kết. Theo số liệu chính thức, giao dịch thương mại giữa các quốc gia thuộc SAARC đã tăng từ dưới 140 triệu USD vào năm 2008 lên tới 878 triệu USD vào năm 2012. Tuy nhiên, con số này chưa bằng 5% tổng giá trị thương mại của cả khu vực[110]. Do vậy có thể thấy rằng, Ấn Độ ngày càng có những gia tăng ảnh hưởng đối với các nước trong khu vực

Việc chính quyền Thủ tướng Manmohan Singh thúc đẩy hội nhập sâu rộng với SAARC tạo cho Ấn Độ nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, kích thích tăng trưởng và mở rộng thị trường, thu hút đầu tư. Thương mại và đầu tư là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với bất kỳ một nền kinh tế nào và lại càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế dịch vụ như Ấn Độ. Tham gia vào nền kinh tế thế giới và khu vực, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ Ấn Độ có điều kiện tiếp cận các thị trường khu vực, thế giới một cách bình đẳng. Cũng chính sức ép cạnh tranh, thương mại đầu tư về một hệ thống thương mại tự do đòi hỏi Ấn Độ phải tiến hành cải cách sâu rộng, đổi mới cách thức quản lý, hoàn thiện các giải pháp thuận lợi hóa thương mại để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trong thương mại đầu tư khi hội nhập khu vực.

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, Ấn Độ tăng cường sử dụng sức mạnh mềm thông qua ngoại giao văn hóa, một lợi thế của Ấn Độ để liên kết các quốc gia trong khu vực Nam Á. Ấn Độ và các nước thuộc SAARC có những điểm tương đồng về nền tảng lịch sử và địa lý, và văn hóa, các quốc gia trong cộng đồng SAARC cùng đặt mục tiêu hướng tới xây dựng cộng đồng văn hóa đa dạng, tiên tiến, củng cố liên kết khu vực Nam Á thông qua các cơ chế hợp tác trên lĩnh vực văn hóa -xã hội. Xuất phát từ thực tế về giáo dục của khu vực, Ấn Độ đã quyết định thành lập trường Đại học Nam Á nhằm liên kết văn hóa, xã hội, đồng thời tăng cường hợp tác và đối thoại về giáo dục, thông qua việc trao đổi giữa các viện khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các sinh viên và giáo viên... Việc thành lập trường đại học có trình độ quốc tế này là biểu tượng quan trọng của ý tưởng liên kết. Thông qua SAARC, Ấn Độ đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi, coi đó là yếu tố cơ bản trong thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực. Mở rộng các hoạt động của ngành du lịch và tăng cường trao đổi các hoạt động của tuổi trẻ, các hiệp hội, quốc hội; đề xuất chương trình hoạt động văn hóa và tiến hành tổ chức các Festival SAARC.

SAARC được thành lập với hy vọng có thể thông qua hợp tác sẽ mở đường cho một cuộc đối thoại giải quyết các vấn đề an ninh còn bất ổn trong khu vực. Sau hơn 30 năm là thành viên của SAARC, Ấn Độ đã khẳng định được vị trí, vai trò và có những đóng góp có ý nghĩa của mình trong SAARC. Những kết quả mà Ấn Độ làm được trong gần 30 năm là thành viên không chỉ góp phần đưa SAARC thành một tổ chức thành công, ngày càng có vị thế trên thế giới mà còn góp phần tạo ra cho Ấn Độ nhiều cơ hội thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước.

* Đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):

Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế, trong đó hợp tác để phát triển kinh tế là xu thế nổi trội. Với thế và lực mới giành được sau một thập niên cải cách, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế lần hai, điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn, trong đó triển khai mạnh mẽ Chính sách hướng Đông, việc điều chỉnh này mang lại cho Ấn Độ nhiều lợi ích chiến lược, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xác định là trọng tâm chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chính sách hướng Đông chú trọng tăng cường quan hệ mọi mặt với các nước ASEAN, trong đó chủ yếu là các mối liên hệ về thương mại và đầu tư; tích cực hội

nhập kinh tế quốc tế và chủ động mở chiến dịch ngoại giao với khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; vận động để tham gia các tổ chức an ninh, kinh tế và chính trị đa phương tại khu vực này như APEC, WTO, ARF...; lấy chính sách ngoại giao kinh tế làm trụ cột. Ấn Độ coi trọng Đông Nam Á và coi Đông Nam Á là cầu nối tiến vào thị trường khu vực[105; tr.60]. Ngoài ra, Chính sách hướng Đông còn nhằm tạo dựng các mối liên hệ hữu nghị như việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải; cho phép Ấn Độ phá bỏ những hàng rào chắn về chính trị giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.

Trên lĩnh vực an ninh - chính trị, đây là một trụ cột chính của quan hệ hai bên. Ấn Độ hướng tới xây dựng, mở rộng và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ấn Độ khẳng đi ̣nh ASEAN là một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoa ̣i của Ấn Độ, là điểm nối quan trọng giữa hai khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; cam kết tiếp tục đẩy ma ̣nh quan hê ̣hợp tác chă ̣t chẽ với ASEAN, tích cực hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, tăng cường kết nối khu vực. Ấn Độ nhất trí sẽ tăng cường hợp tác toàn diện trên cả 3 trụ cột, tâ ̣p trung vào các lĩnh vực hợp tác biển (đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, bảo tồn môi trường biển, phát triển kinh tế biển v.v.); thuận lợi hóa thương ma ̣i, đầu tư.

Kể từ khi Ấn Độ trở thành bên đối thoại đầy đủ của ASEAN, hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN có những bước đột phá mạnh mẽ trên cả mặt chính trị và ngoại giao. Ấn Độ đã tham gia vào hàng loạt các cuộc họp tham vấn với ASEAN theo quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ, trong đó bao gồm hội nghị cấp cao, hội nghị bộ trưởng, các cuộc họp giữa các quan chức cao cấp và các cuộc họp ở cấp chuyên gia. Thể hiện cam kết của mình và mối quan tâm chung để đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á, Ấn Độ còn tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á nhằm thúc đẩy nền hoà bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân, đặc biệt là tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, Ấn Độ và ASEAN cũng đã ký Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố quốc tế, tượng trưng cho các sáng kiến cụ thể để đẩy mạnh hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Ấn Đô ̣xác định ASEAN là đối tác hợp tác ma ̣nh mẽ để

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (Trang 109 -120 )

×