Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao: xác lập mối quan hệ chiến lược
Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 07/01/1972. Hai nước đều có lập trường kiên quyết trong vấn đề độc lập dân tộc và chống chủ nghĩa đế quốc. Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi Liên Xô tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, để phù hợp với tình hình mới, cả hai nước đều tiến hành đổi mới, cải cách kinh tế; đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển.
Trong “chính sách hướng Đông” của mình, Ấn Độ coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ truyền thống và đã qua thử thách với Việt Nam. Ấn Độ cho rằng một Việt Nam lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á, cân bằng lực lượng lành mạnh ở khu vực là có lợi cho Ấn Độ.
Ấn Độ coi Việt Nam là một trụ cột trong chính sách “ Hướng Đông”của nước này, Việt Nam cũng ủng hộ chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ - chính sách đối ngoại mà Ấn Độ đã theo đuổi từ lâu nhằm củng cố vị thế trong một môi trường quốc tế có nhiều biến động phức tạp từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong tình hình hiện
tại, Việt Nam và Ấn Độ đều là các nước trong khu vực CA-TBD đang phải đối mặt với sự trỗi dậy, những hành động và thái độ gây bất ổn khu vực của Trung Quốc.
Vì thế để xây dựng khu vực hòa bình, ổn định nên Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác của các nước này để đảm bảo lợi ích chung và đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh khu vực trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo, thực hiện cân bằng lợi ích trong quan hệ với các nước lớn nói chung, tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác dựa trên nguyên tắc nền tảng là tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước. Ngày 6-7- 2007 tại New Dehli, hai bên ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, đánh dấu bước đột phá mới cho quan hệ song phương trên các lĩnh vực về chính trị - đối ngoại, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục[84]. Quan hệ hai nước tiếp tục được duy trì và tăng cường thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao khẳng định quyết tâm của hai nước trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược theo chiều rộng và chiều sâu. Thủ tướng Ấn Độ khẳng định: Ấn Độ rất coi trọng và mong muốn đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Ấn Độ sẵn sàng hợp tác bất cứ lĩnh vực nào mà Việt Nam cần.
Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế
Để tương xứng với quan hệ chính trị rất tốt đẹp, với tiềm năng, mong muốn, nỗ lực của hai bên và nhất là với mối quan hệ chiến lược mà hai nước đã thiết lập, quan hệ kinh tế, trước hết là trên lĩnh vực thương mại, đầu tư Việt Nam-Ấn Độ có bước chuyển biến mới trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Về thương mại, kim ngạch thương mại hai nước tăng khá nhanh trong những năm đầu thế kỷ XXI: nếu như năm năm 2000 là 224,3 triệu USD thì đến năm 2004 lên tới 667 triệu USD và đạt tới hơn 1 tỷ USD năm 2007. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng trưởng chậm hơn hai năm 2012 và 2013, đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng 4,4%[94]. Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh gồm: Hạt điều tăng 454,8%; sản phẩm từ sắt thép tăng 517,7%; sản phẩm từ gốm, sứ tăng 237,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 205,6%; kim loại thường và sản phẩm từ kim loại tăng 124,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 60,8%,... [94].
Về đầu tư, tính đến 2014,tổng số vốn đầu tư đăng ký là 19,35 triệu USD và đứng thứ 22 trong tổng số 55 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam[6]. Nếu tính lũy kế các dự án đầu tư của Ấn Độ còn hiệu lực đến hết năm 2020, thì tổng vốn đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam đặt khoảng 252,35 triệu USD, đứng thứ 30 trong tổng số 98 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam[6]. Các dự án của Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, khai khoáng và lĩnh vực bán buôn bán lẻ còn lại là các lĩnh vực khác. Đa số vốn đầu tư của Ấn Độ theo hình thức 100% vốn nước ngoài có 77 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 269.264 triệu USD, chiếm 71% về tổng vốn đầu tư. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đứng tứ 2 với 4 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 86,28 triệu USD chiếm 22,7% về tống vốn đầu tư. Hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh có 18 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23,67 triệu USD, chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư…[6]
Hiện nay, Việt Nam có 5 dự án đầu tư sang Ấn Độ với tổng vốn đầu tư 1,81 triệu USD. Các lĩnh vực mà các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm gồm phân phối các sản phẩm thức ăn gia súc, phân phối, buôn bán vật liệu xây dựng, buôn bán xuất nhập khẩu mỹ phẩm, các sản phẩm tin học.
Ấn Độ có tiềm lực mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin như chính phủ điện tử, phát triển phần mềm,… Nhiều công ty của Ấn Độ đã bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm và đào tạo công nghệ thông tin, dệt may, ngân hàng tài chính, phầm mềm, thức ăn gia súc,…Thời gian gần đây, có nhiều tập đoàn tiêu biểu Ấn Độ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thép, khai thác dầu khí, công nghệ thông tin, viễn thông, các ngành công nghệ cao và dược phẩm,.. bày tỏ ý định đầu tư mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, đầu tư của Ấn Độ mới chỉ đứng thứ 30 trong 101 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.Có nhiều lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu nhưng chưa được các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư. Có thể nói, so với các mối quan hệ khác của Việt Nam, quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ còn hạn chế, nhưng những con số trên cho thấy, quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI đã có bước phát triển mới so với năm 90 trở về trước. Đạt được kết quả đó là có sự nỗ lực to lớn của Chính phủ, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp…hai nước.
Về du lịch hàng không, Việt Nam và Ấn Độ có rất nhiều tiềm năng để hợp tác phát triển du lịch vì hai nước đều có nhiều phong cảnh đẹp, văn hóa giàu bản sắc,
khoảng cách địa lý gần, có 27 di sản văn hóa thế giới... Các di tích Phật giáo tại Ấn Độ là hấp dẫn lớn nhất đối với du khách Việt Nam. Văn hóa, các bãi biển đẹp, các thành phố sôi động, các di sản văn hóa Tháp Chàm ở Việt Nam... cũng là yếu tố hàng đầu thu hút du khách Ấn Độ. Hai bên đã ký Hiệp nhiều định và kế hoạch hợp tác du lịch. Du lịch cũng là lĩnh vực quan trọng trong khuôn khổ ASEAN, Hợp tác sông Mêkông - sông Hằng và hợp tác hành lang Đông - Tây. Hai bên đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá du lịchhai nước qua các chương trình văn hóa, trao đổi đoàn cấp cao, xúc tiến thương mại và đầu tư, phương tiện thông tin đại chúng... Từ ngày 1-1-2011, Ấn Độ áp dụng cấp thị thực nhập cảnh tại cửa khẩu cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông cư trú tại Ấn Độ trong vòng 30 ngày.
So với tổng số khoảng 3 triệu lượt khách Ấn Độ đến các nước ASEAN hàng năm, số lượt công dân Ấn Độ nhập cảnh Việt Nam còn khiêm tốn. Cụ thể có 7.600 khách năm 2004, 13.300 khách năm 2005, 14.630 khách năm 2006, 18.000 khách năm 2007, 20.379 khách năm 2009, năm 2010 có 33.408 lượt khách đến Việt Nam (tăng 39% so với năm 2009), trong đó khách đi kinh doanh chiếm 40%, mục đích du lịch chiếm 35%[93]. Trong vài năm gần đây, du khách Việt Nam đến Ấn Độ có tăng, nhưng số lượng còn khiêm tốn, do chất lượng cơ sở du lịch của Ấn Độ hạn chế trong khi giá dịch vụ cao, ẩm thực Ấn Độ không phù hợp, thiếu đường bay trực tiếp, việc quảng bá du lịch Ấn Độ tại Việt Nam còn hạn chế. Thời gian qua, mặc dù lượng khách trao đổi giữa hai nước còn khiêm tốn nhưng tốc độ tăng trưởng cao. Trong nhữngnăm gần đây, khách Ấn Độ đến Việt Nam tăng 344%, từ trên 16.000 lượt năm 2010 lên gần 55.000 lượt năm 2014[49]; khách Việt Nam đi du lịch Ấn Độ cũng tăng nhanh.
Về cơ hội đầu tư hợp tác khoa học công nghệ, Ấn Độ là quốc gia có nhiều ngành khoa học và công nghệ đạt trình độ ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển trong các lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…Đây là điều kiện thuận lợi lớn thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trên lĩnh vực hợp tác khoa học và công nghệ. Nhiều năm qua, hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước cũng là lĩnh vực đạt hiệu quả cao, góp phần thiết thực vào sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ. Lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ được phía Ấn Độ xác định là một trọng tâm, trọng điểm trong quan hệ hợp tác với Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Ấn Độ ngày nay là một cường quốc khoa học- công nghệ, đặc biệt
là công nghệ phần mềm máy tính. Ở Việt Nam, đã có các trung tâm phần mềm được thành lập với sự giúp đỡ của Ấn Độ không chỉ về nguồn vốn còn là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Ấn Độ khẳng định tiếp tục sẽ viện trợ không hoàn lại để đào tạo cán bộ thông tin, phần mềm cho Việt Nam.
Về hợp tác giáo dục- đào tạo và văn hóa, Ấn Độ và Việt Nam vốn có quan hệ lịch sử, văn minh từ nhiều thế kỷ trước. Qua nhiều năm, từ khi giành được độc lập, hai nước luôn không ngừng tôi rèn các mối quan hệ chính trị, kinh tế và quốc phòng; đồng thời đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác về văn hóa và nhân dân thông qua văn hóa và giáo dục.
Ấn Độ là nước có nhiều kinh nghiệm phát triển giáo dục- đào tạo và từ nhiều năm nay đã dành cho Việt Nam nhiều học bổng đại học và sau đại học ở các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ sinh học, nông nghiệp, công nghệ thông tin…[93]. Mặt khác, để đào tạo chuyên gia về Ấn Độ, Việt Nam đã thành lập Bộ môn Ấn Độ học và Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ tại một số trường đại học, năm 2012 thành lập Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á. Tại Ấn Độ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam học cũng được thành lập ở NewDeli…Hai nước thường xuyên cử chuyên gia sang giảng dạy và làm việc tại các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, đào tạo của nhau nhằm tăng cường trên lĩnh vực giáo dụcđào tạo.
Về văn hóa, Ấn Độ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các Tuần lễ phim, cử nhiều đoàn nghệ thuật sang biểu diễn, tổ chức các triển lãm, tìm hiểu văn hóa các dân tộc… qua đó nhân dân hai nước có dịp tìm hiểu văn hóa của nhau góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tinh thần đoàn kết; gắn bó giữa hai dân tộc. Tuyên bố chung Việt Nam- Ấn Độ năm 2003, đã tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng giúp tăng cường hợp tác giáo dục- đào tạo và văn hóa giữa hai nước. Ấn Độ cam kết duy trì học bổng dài hạn và ngắn hạn cho sinh viên Việt Nam.
Cùng với sự phát triển hợp tác trên nhiều mặt, quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng giữa hai nước cũng có bước khởi sắc nhất định. Các quan chức cấp cao và cán bộ quốc phòng của hai bên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Bộ Công an Việt Nam đã thiết lập quan hệ với Bộ Nội vụ Ấn Độ, hai bên chia sẻ thông tin về chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia. Năm 2003, hai bên thỏa thuận “mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng, các biện pháp chống cướp biển, ngăn chặn các hành động khủng bố nhằm vào mỗi nước và sớm ký Hiệp định song phương về chống tội phạm.
Như vậy, có thể thấy, bước sang thế kỷ XXI với sự trỗi dậy của Ấn Độ trên tất cả các phương diện đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, và cùng với những nỗ lực của Chính phủ hai bên mà quan hệ song phương hai nước ngày càng được cải thiện và tạo được nhiều thành tựu đáng kể. Không những thế trên các diễn đàn đa phương và quốc tế như UN, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Cấp cao Đông Á, WTO, hợp tác sông Hằng-sông Mê Kông, phong trào không liên kết, hai bên ngày càng có tiếng nói chung, có sự đồng thuận nhất trí cao trong giải quyết nhiều vấn đề chung của thế giới như an ninh toàn cầu, khủng bố…