Tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương những năm đầu thế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 47 - 50)

Là nơi có sự hiện diện của hầu hết các nước lớn, châu Á - Thái Bình Dương thể hiện đầy đủ những đặc điểm, xu thế của tình hình thế giới nhưng ở mức độ khác nhau:

Thứ nhất, bất chấp khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh và năng động nhất thế giới, hợp tác và liên kết kinh tế trong nộibộ khu vực và với bên ngoài đạt nhiều kết quả ấn tượng.

So với toàn cầu, năm 2010 châu Á - Thái Bình Dương đứng đầu về tăng trưởng GDP, 30% xuất khẩu, 36% tỷ trọng kinh tế, 25% thương mại. Nhiều nền kinh tế tiếp tục

duy trì tốc độ phát triển cao, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ... Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dươngvẫn là liên kết kinh tế tiêu biểu của khu vực (chiếm 50% thương mại, 60% GDP toàn cầu)[56; tr.74]. Dù còn nhiều trở ngại, Diễn đàn cấp cao Đông Á góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, liên kết khu vực còn nhiều hạn chế do thiếu một tổ chức có đủ khả năng lãnh đạo, sự khác nhau trong toan tính của các nước lớn, sự “chồng chéo” các FTA...

Thứ hai, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định[11; tr.21-22]. Một số điểm nóng có chiều hướng phức tạp lên, khiến các nước trong khu vực chạy đua vũ trang. Các vấn đề an ninh phi truyền thống có chiều hướng gia tăng và có tác động không nhỏđến các nước, mà chưa có giải pháp hữu hiệu.

Thứ ba, các nước lớn có xu hướng chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương. Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc có dấu hiệu trỗi dậy và trở thành ứng cử viên sáng giá trong trật tự thế giới đa cực với những toan tính để tranh giành ảnh hưởng và tìm kiếm lợi ích của mình. Sau hơn 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã thành công phát triển kinh tế, nâng cao sức mạnh tổng hợp, trở thành một cường quốc mới nổi hàng đầu thế giới về kinh tế. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tham vọng bá chủ ở châu Á đã thách thức vị trí của các cường quốc trên thế giới. Trung Quốc trở thành nhân tố thu hút và hình thành nên sự chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của các nước lớn. Trước bối cảnh đó, Ấn Độ và Mỹ tăng cường quan hệ để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Mỹ coi trọng hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vừa hợp tác vừa kiềm chế Trung Quốc vừa củng cố đồng minh với Nhật Bản, nâng cấp liên minh quân sự với Hàn Quốc, thiết lập cơ chế đồng minh Mỹ - Nhật Bản - Australia, đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ, thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chủ động tham gia các vấn đề của khu vực, hạn chế ảnh hưởng của Mỹ, vừa kiềm chế và vừa thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, không để Ấn Độ ngả nhiều về phía Mỹ.

Liên kết nội khối ASEAN đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm ngày càng cao của các nước lớn. ASEAN có một vị trí ngày càng quan trọng hơn trong chính sách của các nước, Đông Nam Á trở thành một trong tâm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Ấn Độtăng cường thực hiện chiến lược chính sách hướng Đông một cách sâu rộng và toàn diện hơn. Ấn Độ tích cực gia tăng các hoạt động về kinh tế và

hợp tác quân sự với các nước khu vực ASEAN. Đồng thời, các vấn đề lãnh thổ, biển đảo khiến cho khu vực này ngày càng quan trọng với Ấn Độ.

* Riêng tại khu vực Nam Á vẫn tiềm ẩnnhiềuxung đột, mặc dù Ấn Độ vẫn giữ vai trò vượt trội về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng tại khu vực.

Khu vực Nam Á tình hình chính trị luôn bất ổn định do quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan. Thêm vào đó, tình hình càng trở nên phức tạp do Pakistan có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh và luôn tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trung Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakistan mà còn có ảnh hưởng lớn đối với ba nước láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh và Myanmar. Giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn để trong đó nổi lên là vấn đề Tây Tạng, Đạt lai Lạt ma, vấn đề biên giới Kashmir…Nhìn chung, quan hệ ở khu vực Nam Á này phụ thuộc nhiều vào nhân tố Trung Quốc. Ấn Độđã có những động thái để làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Á, một mặt Ấn Độ thay đổi lập trường về vấn đề Tây Tạng bằng cách không chấp nhận Đạt lai Lạt ma và những người Tây Tạng chống đối Trung Quốc sinh sống tại Ấn Độ. Mặt khác Ấn Độ cải thiện quan hệ với Pakistan, giải quyết tranh chấp khu vực Kashmir đồng thời yêu cầu Trung Quốc có thái độ dứt khoát đối với việc giải quyết vấn đề này. Cụ thể, loại bỏ các thế lực bên ngoài đang cung cấp tài chính và vũ khí cho phiến quân tại Kashmir. Nhượng bộ từ hai phía đã làm cho không khí chính trị tại khu vực Nam Á được cải thiện phần nào. Như vậy, nếu không có một chính sách đối ngoại khôn khéo và hợp lý thì trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ bị cô lập giữa các quốc gia láng giềng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Hơn nữa, nội bộ hầu hết các nước Nam Á mất ổn định do khủng bố, khủng hoảng chính trị, chênh lệnh giàu nghèo. Sự phát triển của khu vực còn nhiều cản trở, đặc biệt là sản xuất trong nước được bảo hộ cao, tham nhũng, độc quyền, thương mại nội khối rất thấp...

Mặt khác, Hiệp hội hợp tác khu vực SAARC tỏ ra không hiệu quả, không giải quyết được những bất đồng giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Kashmir, giữa Ấn Độ và Bangladesh về vấn đề phân chia nguồn nước của một số dòng sông. Đó là trở ngại rất lớn cho sự phát triển của Ấn Độ. Đấy là chưa kể đến việc hầu hết các nước Nam Á đều là những nước nghèo hoặc đang phát triển, rất hạn chế vốn và khoa học công nghệ. Ấn Độ khó có thể dựa vào những nước này để làm bàn đạp cho sự phát triển kinh tế của mình.

Các nước lớn tiếp tục tăng cường ảnh hưởng tại khu vực này. Mỹ thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, hạn chế hợp tác Ấn - Nga

- Trung, giúp Mỹ chống khủng bố tại Nam Á. Mỹ cũng tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Pakistan để chống khủng bố; duy trì lực lượng quân sự tại Afghanistan; tăng cường ảnh hưởng tại Sri Lanka, Bangladesh, Nepal. Trung Quốc tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống với Pakistan; gần gũi hơn với Sri Lanka, Bhutan, Nepal; tăng cường hiện diện tại Mandives, Mauritius; tham gia nhiều hơn vào SAARC; thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai” tại Ấn Độ Dương để bao vây Ấn Độ. Nga chú trọng thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ về chiến lược và quốc phòng, khiến Mỹ và Trung Quốc lo ngại. Nhật Bản lặng lẽ gia tăng ảnh hưởng tại khu vực thông qua viện trợ và hợp tác kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)