Đối với Pakistan

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 74 - 77)

Ấn Độ và Pakistan là hai nước lớn ở Nam Á, là láng giềng của nhau, nhưng kể từ khi hai nước giành được độc lập đến nay, quan hệ hai nước chưa bao giờ được suôn sẻ, thậm chí có lúc còn đối đầu căng thẳng. Mối quan hệ căng thẳng này là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ. Thủ tướng Manmohan Singh cho rằng mối quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan là nhân tố chính cản trở các chiến lược phát triển và hợp tác trong khu vực. Quan điểm của Thủ tướng Manmohan Singh là cải thiện mối quan hệ với Pakistan, giải quyết các xung đột bằng các phương pháp hòa bình. Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Pakistan là kiềm chế mối quan hệ thù địch với Pakistan và không cho phép mối quan hệ đó dẫn đến xung đột về quân sự”[132; tr.111]. Chính vì thế, Ấn Độ đã có những bước điều chỉnh chiến lược, giảm bớt căng thẳng, cải thiện quan hệ song phương, từng bước gạt bỏ những trở ngại do lịch sử để lại, hướng tới mối quan hệ hòa bình và hợp tác, vì lợi ích và sự phát triển của mỗi nước và khu vực. Mục tiêu của Ấn Độ là thúc đẩy hợp tác kinh tế với Pakistan, quan hệ giữa nhân dân hai nước, vận dụng khung đối thoại toàn diện trong nhiều lĩnh vực.

* Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Với Pakistan, một đối thủ khu vực, Ấn Độ thực hiện chính sách vừa tranh thủ hợp tác, vừa kiềm chế. Vấn đề Kashmir tiếp tục là một trong những thử thách đối ngoại lớn nhất đối với Ấn Độ trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, đây là một vùng đất

có vị trí chiến lược quan trọng mà cả Ấn Độ và Pakistan đều kiên quyết không từ bỏ chủ quyền của mình ở đó. Trong nhiều năm, tranh chấp Kashmir là nguyên nhân chính của nhiều căng thẳng và bất hòa trong mối quan hệsong phương giữa Ấn Độ - Pakistan. Sự căng thẳng và bất hòa giữa Ấn Độ - Pakistan không chỉ xoay quanh các vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mà chính sự thiếu tin cậy và nghi ngờ lẫn nhau vẫn là những “mầm họa” trong quan hệ song phương. Để giải quyết vấn đề này, sau khi lên nắm quyền Thủ tướng Manmohan Singh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng lại lòng tin trong quan hệ hai nước, hướng tới việc xây dựng khu vưc Nam Á hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.

Dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ mong muốn có một môi trường hòa bình và ổn định để phát triển, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động thúc đẩy hai bên ngồi vào bàn thảo luận trên tinh thần xây dựng. Tuy nhiên, cơ hội hết sức thuận lợi này đã không được khai thác, tận dụng một cách triệt để. Ngoài nguyên nhân là cả hai nước đều có thái độ kiên quyết trong vấn đề chủ quyền ở Kashmir thì có một nguyên nhân quan trọng khác là sự thiếu thiện chí ở Pakistan.

Thủ tướng tiền nhiệm Atal Bihari Vajpayee có tư tưởng khá cứng rắn trong quan hệ với Pakistan, nên trong giai đoạn này quan hệ giữa hai nước còn khá nhiều bất đồng và căng thẳng. Sau một thời gian chiến tranh và xung đột, kể từ đầu nhiệm kỳ của Thủ tướng Manmohan Singh, quan hệ Ấn Độ - Pakistan có những dấu hiệu tích cực thể hiện bước đầu tiến trình hòa giải giữa hai nước. Triển vọng mới trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan được bắt đầu từ bên lề kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 59. Ngay sau khi nắm quyền, Thủ tướng Manmohan Singh đã quan tâm tới việc giải quyết những bất đồng giữa hai nước đã tồn tại nhiều năm nhằm củng cố hòa bình tại Nam Á.

Với vấn đề Kashmir, Thủ tướng Manmohan Singh đã khẳng định Chính phủ Ấn Độ sẵn sàng đối thoại vô điều kiện, hòa bình với bất kỳ nhân vật và phe nhóm nàonhằm hướng tới giải quyết những căng thẳng vốn đã tồn tại nhiều năm tại đây. Ấn Độ bày tỏ nỗ lực nhằm chấm dứt thời kỳ thù địch Ấn Độ - Pakistan, ngày 8-8-2005 hai bên đã nhất trí 7 biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng quân sự, trong đó có lệnh cấm xây dựng các vị trí đóng quân mới dọc theo biên giới giữa hai nước tại khu vực Kashmir[164; tr.2]. Tuy nhiên, quan hệ Ấn Độ và Pakistan tiếp tục trở nên căng thẳng sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại thành phố Mumbai ngày 26-11-2008 làm hơn 160 người thiệt mạng, mà nghi can là nhóm vũ trang Hồi giáo Lashkar-e-Taiba có căn

cứ tại Pakistan. Sau sự kiện này, các nhà lãnh đạo Ấn Độ cũng như Pakistanđãcó nhiều nỗ lực để duy trì mối quan hệ hòa bình ổn định giữa hai nước.

Với tinh thần “xây dựng và hữu nghị”, hai bên đã tiếp tục tăng cường thúc đẩy hợp tác trên nhiều nội dung, những vấn đề chung mà cả Ấn Độ và Pakistan quan tâm. Hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Manmohan Singh đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt quan trọng trong quan hệ hai nước. Trong những vấn đề mà hai bên cùng chú ý, nhất là chủ nghĩa khủng bố và sự hiện diện của những kẻ tham gia hoạt động chống Ấn Độ tại Pakistan. Năm 2012, Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng thống A.Zardari đã thảo luận các vấn đề song phương trên tinh thần hữu nghị hợp tác, hai bên đã có các cuộc hội đàm song phương rất hiệu quả. Pakistan muốn có các mối quan hệ tốt hơn với Ấn Độ và hy vọng cải thiện, tăng cường lòng tin lẫn nhau.

* Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại

Thủ tướng Manmohan Singh đặt ra nhiều mục tiêu chủ trương cải thiện quan hệ vớiPakistan thông qua cơ chế đối thoại, thúc đẩy thương mại, nới lỏng thị thực và trao đổi các cuộc gặp cấp cao. Ấn Độ thường xuyên cử các phái đoàn cao cấp đến Pakistan tiến hành các cuộc thăm viếng hợp tác. Đồng thời Ấn Độ cũng có nhiều lời mời chính thức tới chính phủ Pakistanđến Ấn Độ tham dự các sự kiện kinh tế lớn tại Ấn Độ. Qua đó, Ấn Độ mong muốn thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Trong năm 2012, quan hệ thương mại song phương Ấn Độ - Pakistan được bình thường hóa sau một thời gian đóng băng. Đây là một phần trong các nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và Pakistan năm tài khóa 2012-2013 đạt 2,6 tỷ USD[164; tr.2-3]. Việc bình thường hóa quan hệthương mại với Ấn Độ là lợi ích của Pakistan và điều này không chỉ góp phần củng cố kinh tế quốc gia mà còn có tác dụng cải thiện phần nào mối quan hệ chính trị vốn căng thẳng giữa hai quốc gia trong suốt nhiều năm qua. Trong các lĩnh vực đầu tư, Ấn Độ thúc đẩy dỡ bỏ những rào cản hạn chế đầu tư với Pakistan. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cũng đã loại bỏ những hạn chế về đầu tư tại Pakistan từẤn Độ[164; tr.2]. Trong bối cảnh hợp tác, phát triển, Ấn Độđề ra nhiều biện pháp xúc tiến thiết lập quan hệthương mại bình thường và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên. Có thể nói, trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Manmohan Singh quan hệ hợp tác trên lĩnh vực thương mai đầu tư với Pakistan có những bước phát triển đáng kể so với những giai đoạn trước đây. Điều này thể hiện sự nỗ lực của hai quốc gia láng giềng vốn tồn tại nhiều nghi ngờ, đề phòng lẫn nhau suốt thời gian

dài trong việc hướng tới cải thiện và xây dựng lòng tin, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.

* Các vấn đềnhân đạo và giải quyết tranh chấp lãnh thổ

Tiếp tục tinh thần hữu nghịvà nhân đạo, Ấn Độ cũng có nhiều hành động tích cực trong tăng cường hợp tác đối với các vấn đề nhân đạo và giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Pakistan. Thủ tướng Manmohan Singh có nhiều hành động hướng tới việc cùng nhau giải quyết vấn đềcác tù nhân và ngư dân của hai nước bị bắt, giam giữ trong nhà tù của nhau. Ấn Độ đã thúc đẩy thành lập Ủy ban tư pháp về tù nhân bao gồm thẩm phán đã về hưu từ các cơ quan tư pháp cấp cao của cả hai nước để giải quyết vấn đề tù binh và ngư dân hai nước. Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Manmohan Singh, các cuộc họp của Ủy ban tư pháp về tù nhân được tiến hành thường xuyên diễn ra tại Ấn Độ. Ủy ban đề nghị về việc các tù nhân có quyền tiếp cận lãnh sự, xét xử nhanh hơn, được thực hiện trợ giúp pháp lý, chữa bệnh nhân đạo, hồi hương sau khi hoàn thành thi hành án và ngư dân được trở về nước cùng với thuyền của họ, được hỗ trợ bởi chính phủ ở cả hai bên. Kết quả gần 2.000 ngư dân Ấn Độ và 100 tù nhân đã được an toàn rời khỏi các nhà tù Pakistan từ năm 2008 đến năm 2014[164; tr.5].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)